Tìm hiểu dấu hiệu cao huyết áp và cách điều trị

Cao huyết áp là một căn bệnh mạn tính phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm gây tổn thương tim và đe dọa tính mạng. Trên thế giới hiện nay có đến hơn 1 tỷ người bị huyết áp cao và có xu hướng gia tăng. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị sớm dưới đây. 

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp xảy ra khi áp lực của máu lên thành động mạch ngày càng tăng cao. Đây là một bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tổn thương tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… 

Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là gì?

Thông thường, để đo huyết áp, người ta sẽ dựa trên hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu chỉ huyết áp khi tim co bóp: Chỉ số chuẩn từ 90 – 129 mmHg
  • Huyết áp tâm trương khin tim thư giãn: Từ 60 – 84 mmHg

Chỉ số huyết áp sẽ luôn dao động tùy theo hoạt động, thời điểm trong ngày. Huyết áp thấp sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Còn người bị cao huyết áp có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. 

Triệu chứng cao huyết áp

Cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường khó phát hiện vì không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, nếu bạn có một số triệu chứng cao huyết áp sau, hãy đến phòng khám để kiểm tra:

  • Đau đầu, nặng đầu, nhức đầu
  • Lú lẫn, chóng mặt
  • Khó thở, thở nông, đau thắt ngực, tim đập nhanh
  • Chảy máu mũi
  • Mắt mờ, mặt đỏ, nóng phừng lên
  • Xuất hiện vệt máu trong mặt hoặc xuất huyết kết mạc
  • Buồn nôn, mất ngủ
Cơn đau co thắt ngực có thể là dấu hiệu cao huyết áp
Cơn đau co thắt ngực có thể là dấu hiệu cao huyết áp

Nguyên nhân gây cao huyết áp 

Với các dấu hiệu không rõ ràng và dễ nhầm lẫn, cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Do đó, bạn cần phải nắm được các nguyên nhân làm tăng huyết áp phổ biến để phòng ngừa.

  • Tuổi tác cao: Tỷ lệ cao huyết áp sẽ ngày càng tăng khi lớn tuổi. 
  • Béo phì, thừa cân, tiểu đường: Người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ cao huyết áp gấp 6 lần người bình thường
  • Thiếu vận động thể chất: Ngồi quá lâu, ít vận động sẽ khiến cho máu huyết lưu thông kém, làm tăng áp lực lên thành mạch máu
  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá sẽ kích thích vận mạch làm tim đập nhanh, tăng huyết áp
  • Di truyền: Nếu người trong gia đình bị cao huyết áp thì con cái có nguy cơ di truyền cao
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Người tiêu thụ đồ ăn quá mặn, nhiều chất béo bão hòa hay thức ăn chế biến sẵn đều dễ mắc chứng cao huyết áp
  • Dùng một số loại thuốc: Kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm cân, thuốc dị ứng sẽ làm thu hẹp mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình tim bơm máu
  • Thiếu ngủ: Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm dẫn đến cao huyết áp ở cả trẻ em và người lớn
  • Giới tính: Nam giới sau tuổi 45 có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ giới
  • Một số bệnh lý: Bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tim, hội chứng ngưng thở khi ngủ, cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing
Người thừa cân có nguy cơ tăng huyết áp cao
Người thừa cân có nguy cơ tăng huyết áp cao

Biến chứng của cao huyết áp

Các biến chứng của cao huyết áp được khá nhiều người quan tâm vì chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Cao huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Thiếu máu cơ tim: Gây đau ngực trái, đau khu vực lân cận như cánh tay, cằm
  • Nhồi máu cơ tim, suy tim, phình động mạch
  • Đột quỵ não, xuất huyết não, nhồi máu não
  • Tử vong 

Cách điều trị cao huyết áp tốt nhất 

Căn bệnh cao huyết áp có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người cao tuổi. Người bệnh thường khó phát hiện ra cho đến khi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Để điều trị cao huyết áp, bạn cần thực hiện theo những điều dưới đây.

Người bị cao huyết áp uống gì?

Đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị giúp ổn định huyết áp. Đồng thời, đưa ra các loại thuốc kiểm soát chỉ số huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tử vong tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Bên cạnh thuốc chữa trị, các chuyên gia còn khuyên người bệnh nên bổ sung viên uống cải thiện tuần hoàn máu não, điều hòa huyết áp như Dưỡng Tâm An – Định Thần Ngon Giấc. Nhiều người bị cao huyết áp đã cải thiện sức khỏe sau khi dùng viên uống mỗi ngày. 

Bảng thành phần viên uống chứa Ginkgo Biloba công nghệ Phytosome dễ hấp thụ và gấp 3 lần hiệu quả tăng cường tuần hoàn máu não, làm hạ nhẹ huyết áp về mức ổn định. Kết hợp trong viên uống là các thảo dược lưu thông khí huyết như lạc tiên, vông nem, thảo quyết minh, tâm sen. Nhờ đó, giúp mang đến người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, nhanh chóng phục hồi sức khỏe bền vững, tinh thần khoan khoái. 

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cao huyết áp nên ăn gì?

Bên cạnh thuốc và thực phẩm chức năng ngủ ngon hỗ trợ điều trị, chế độ ăn của người cao huyết áp cũng rất quan trọng. Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, duy trì cân nặng lý tưởng. Một số lưu ý để xây dựng chế độ ăn tốt cho người cao huyết áp:

  • Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất như protein, canxi, kali, magie, omega-3
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh cung cấp chất xơ làm giảm huyết áp
  • Hạn chế ăn quá mặn, ăn nhiều muối natri 
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, trà
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt, ớt chuông…
  • Kiểm soát cân nặng vừa phải
  • Ăn tỏi tươi giúp giảm huyết áp 

Thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng

Nhiều người bị cao huyết áp do căng thẳng, lo âu mạn tính. Do đó, để loại bỏ vấn đề cao huyết áp, bạn cần phải loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, stress ra khỏi cuộc sống bằng các cách sau:

  • Cân bằng công việc và cuộc sống, tranh thủ dành thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc
  • Tập thiền hoặc yoga để ổn định tâm trí, xóa tan mệt mỏi, căng thẳng
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu não
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm

Trên đây là những kiến thức chăm sóc sức khỏe quan trọng về căn bệnh cao huyết áp nguy hiểm. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đừng quên liên hệ A&C Pharma để được tư vấn nếu có vấn đề về huyết áp nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here