Đau bụng kinh – Bật mí cách giảm đau hiệu quả, an toàn

Bắt đầu từ tuổi dậy thì, phụ nữ đã đối mặt với hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Một trong những nỗi ám ảnh nhất khiến chị em lo sợ trước kỳ dâu rụng là cơn đau bụng kinh dữ dội. Vậy tại sao chị em bị đau bụng kinh? Làm thế nào để giảm đau hiệu quả ngay tại nhà? Cùng khám phá ngay dưới đây. 

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay đau bụng tới tháng là những cơn đau quặn, co thắt ở vùng bụng dưới thường xuất hiện trước và trong ngày dâu rụng. Mức độ đau có thể khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người. Có người chỉ đau âm ỉ, có nhiều người lại chịu đựng những cơn đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống hàng ngày.

Những cơn đau bụng kinh âm ỉ khiến nhiều chị em khó chịu, mệt mỏi
Những cơn đau bụng kinh âm ỉ khiến nhiều chị em khó chịu, mệt mỏi

Xem thêm: 4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn và đơn giản

Triệu chứng đau bụng kinh:

  • Đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài hoặc đau quặn, dữ dội
  • Bụng đầy hơi, đau lưng dưới và đùi
  • Một số triệu chứng ít gặp như đau căng tức ngực, buồn nôn…

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại chính:

  • Loại nguyên phát: Biểu hiện là những cơn đau bụng dưới, đôi khi kèm theo đau lưng, đau đùi, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy nhẹ. Mức độ đau nặng nhẹ tùy người. Kiểu đau bụng này không liên quan đến bệnh lý và thường diễn ra trong 12-72 giờ trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Loại thứ phát: Những cơn đau bụng bắt nguồn từ một rối loạn hoặc vấn đề bệnh lý như u xơ tử cung, nhiễm trùng. Kiểu đau này có thể kéo dài hơn đau bụng kinh thông thường.

Tại sao bạn bị đau bụng kinh?

Đau bụng kinh tự nhiên là hiện tượng phổ biến do cơ thể giải phóng chất prostaglandin gây đau khiến cơ tử cung co thắt mạnh. Bên cạnh nguyên nhân tự nhiên, đau bụng tới tháng còn xuất phát từ những bệnh lý sau:

  • Lạc nội cổ tử cung 
  • Viêm nhiễm vùng chậu
  • U xơ tử cung
  • Tắc vòi trứng
  • Hẹp cổ tử cung 
  • Ung thư cổ tử cung
U xơ tử cung có thể gây đau bụng kinh dữ dội
U xơ tử cung có thể gây đau bụng kinh dữ dội

Xem thêm: Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố báo động chị em cần biết

Ngoài ra, phụ nữ bị hành kinh khi tới tháng còn do rối loạn nội tiết tố. Nồng độ estrogen suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, màu sắc và lượng máu kinh bất thường. Nếu hiện tượng này kéo dài, hãy đến bác sĩ thăm khám để xác nhận nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Đau bụng kinh nên làm gì?

Nhiều chị em từng quằn quại vì nỗi ám ảnh ngày đèn đỏ, chắc hẳn rất muốn biết làm sao để hết đau bụng kinh. Dưới đây là những giải pháp đơn giản giúp xoa dịu cơn đau bụng định kỳ này.

Đau bụng kinh uống thuốc gì?

Khi đi thăm khám hoặc hỏi ý kiến chuyên gia, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc ức chế co bóp tử cung, giảm đau hành kinh
  • Thuốc giảm đau như Aleve®, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, các thuốc NSAIDs phổ biến…
  • Thuốc kiểm soát hormone sinh sản với sự hướng dẫn của chuyên gia
  • Các loại thuốc điều trị bệnh lý liên quan

Xem thêm: Mãn kinh là gì? Những thay đổi phụ nữ nên lưu ý

Đau bụng kinh nên ăn gì?

Hải sản, cá hồi cải thiện những cơn đau do kinh nguyệt
Hải sản, cá hồi cải thiện những cơn đau do kinh nguyệt

Xem thêm: Bật mí những điều cần lưu ý về quan hệ tình dục an toàn

Bổ sung đủ dưỡng chất đúng và đủ cho cơ thể sẽ giúp chị em vượt qua kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em có thể bổ sung thực phẩm sau để cải thiện đau bụng kinh:

  • Hải sản như cá hồi, hàu chứa nhiều vitamin D, omega-3, vitamin B6
  • Trái cây chứa nhiều vitamin B6, kali như chuối, dứa, kiwi
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen
  • Uống nước gừng tươi giúp chống buồn nôn, giảm chướng bụng
  • Đu đủ cung cấp chất chống viêm, giảm cơn co thắt trong kỳ kinh
  • Socola đen hỗ trợ tăng cường lưu thông máu
  • Trứng hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh nhờ lượng protein dồi dào. 

Ngoài ra, chị em cũng nên tránh ăn thức ăn lạnh hoặc uống đồ có cồn để hạn chế đau bụng ngày đèn đỏ.

Đau bụng kinh nên uống gì?

Trong những ngày dâu rụng, chị em nên uống nhiều nước ấm hoặc trà gừng, quế để xoa dịu những cơn co thắt, giảm đau rõ rệt.

Ngoài ra, nữ giới bị đau bụng kinh do rối loạn nội tiết tố nên bổ sung chiết xuất Sâm tố nữ trong viên uống Women’s Secret. Thảo dược này được xem là estrogen thực vật có tác dụng điều hòa nội tiết tố nữ và cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau hành kinh, mệt mỏi, căng tức ngực… Hơn thế nữa, trong viên uống điều hòa sinh lý nữ này còn chứa tinh dầu hoa anh thảo giúp điều chỉnh hormone, giảm đau chướng bụng, đau ngực.

Xem thêm: Cách nhận biết những dấu hiệu có thai cho chị em

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh thông thường khác

Nếu bị đau bụng kinh không do bệnh lý, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng này ngay tại nhà bằng các mẹo sau:

  • Hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Rèn luyện thể chất với các hoạt động nhẹ nhàng trước ngày kinh
  • Dùng túi chườm ấm để giảm co thắt tử cung, làm dịu cơn đau đáng kể
  • Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng 
  • Không nên tắm nước lạnh hay quan hệ tình dục vào những ngày kinh nguyệt
  • Sinh hoạt giờ giấc điều độ, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng

Đau bụng kinh là một hiện tượng tự nhiên làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng tháng của chị em. Ngoài ra, đôi khi đau bụng kinh bất thường còn báo hiệu cho vấn đề sức khỏe sinh sản. Chính vì thế, chị em cần áp dụng các biện pháp trên kết hợp viên uống điều hòa nội tiết Women’s Secret để bảo vệ sức khỏe sinh sản lâu dài bạn nhé! Để cập nhật nhanh nhất những kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ của các chuyên gia nhà A&C Pharma, bạn hãy truy cập ngay tại đây nhé!

Xem thêm: Tính ngày an toàn – Cách tránh thai đơn giản cho cặp đôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here