Hôi miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nó là rào cản khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến tâm lý rụt rè, nhút nhát, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để khôi phục hơi thở thơm mát, hãy cùng A&C Pharma tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng hôi miệng nặng.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là bệnh gì? Đây là tình trạng miệng phát ra hơi thở có mùi khó chịu dai dẳng. Hôi miệng năng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến:
Vệ sinh răng miệng không kỹ
Vệ sinh răng miệng là thói quen hằng ngày nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết cách thực hiện đúng. Khi thức ăn thừa và mảng bám còn sót lại, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi sinh sôi, nảy nở và gây tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, chúng còn là nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu.
Vấn đề bệnh lý răng miệng
Thông thường, các vấn đề về răng miệng sẽ làm phân hủy protein của vi sinh vật và làm bay hơi gốc Sulfur gây mùi hôi. Những vấn đề sau đây có thể là tác nhân gây hôi miệng thường gặp:
- Lưỡi bị viêm làm yếu đi hoạt động của tuyến nước bọt, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển.
- Sâu răng gây hôi miệng
- Viêm nướu, viêm chân răng, quanh cổ răng
- Nhiệt miệng, lở loét miệng
- Viêm lợi, viêm nha chu
- Khô miệng, ít tiết nước bọt, làm tăng tính axit trong miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra sâu răng cần tránh xa và cách phòng chống
Bệnh lý về cơ thể gây hôi miệng nặng
Một số bệnh lý về cơ thể sau sẽ gây hôi miệng nặng có thể bạn chưa biết:
- Các bệnh liên quan đến phổi: Viêm phổi, viêm phế quản… làm tích dịch nhầy ở vùng phổi và gây mùi hôi thoát ra từ đường thở
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm xoang mũi, viêm họng, viêm amidan… cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
- Suy gan: Gan là cơ quan chức năng giúp đào thải độc tố. Nếu chức năng gan suy giảm sẽ khiến độc tố tích tụ, nồng độ amoniac trong máu cao gây tình trạng hôi miệng.
- Bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày cũng tạo mùi chua khó chịu khi nói chuyện.
- Phụ nữ đang tới “mùa dâu”, nồng độ hormone thay đổi làm sinh ra hơi lưu huỳnh có mùi khó chịu khi nói chuyện.
Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời
Những thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng trong một thời gian nhất định hoặc vệ sinh sạch sẽ hết. Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời:
- Thực phẩm gây khô miệng như rượu, thực phẩm giàu protein, nhiều đường khi phân hủy trong miệng sẽ phát ra hơi thở mùi gốc sulfur khó chịu
- Thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, sầu riêng, các loại mắm cũng khiến hơi thở nặng mùi theo.
- Hút thuốc lá: Các hoạt chất trong thuốc lá làm miệng bị khô, ít nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và tạo ra mùi hôi miệng khó chịu. Ngoài ra, thuốc lá còn gây ố vàng răng làm mất thẩm mỹ khi giao tiếp với người đối diện.

>>> Xem thêm: Cách trị ho cho f0 nhanh chóng hiệu quả
Cách phòng ngừa và chữa hôi miệng hiệu quả cao
Hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tự tin giao tiếp hàng ngày, bạn có thể thực hiện những cách chữa hôi miệng hiệu quả như sau.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Cách đơn giản và hữu hiệu nhất là chúng ta cần nắm được cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Bạn có thể thực hiện các bước sau để chăm sóc răng miệng toàn diện:
- Đánh răng: Thực hiện 2 lần/ngày vào lúc sáng khi mới thức dậy và tối trước khi ngủ. Khi đánh răng, bạn nên chọn bàn chải có độ mềm vừa phải, đặt nghiêng 45 độ với răng rồi chải sạch tất cả mặt răng theo chuyển động xoay tròn. Sau 3-4 tháng sử dụng, bạn nên đổi bàn chải định kỳ.
- Làm sạch bề mặt lưỡi: Dùng dụng cụ cạo lưỡi để lấy đi tế bào chết, vi khuẩn và thức ăn tích tự trên lưỡi
- Làm sạch kẽ răng: Bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy đi mảng bám và vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng để làm sạch hoàn toàn.
Dùng nước súc miệng diệt khuẩn
Súc miệng họng bằng các dung dịch chuyên dụng là cách làm sạch khoang miệng an toàn, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng hiệu quả. Dùng nước súc miệng Diamond sau khi ăn hoặc sau khi đánh răng sẽ đẩy lùi mùi hôi miệng trong cổ họng, trả lại bạn hơi thở thơm mát.
Nước súc miệng Diamond là một dung dịch vệ sinh miệng họng ứng dụng công nghệ nano bạc cho hiệu quả diệt khuẩn vượt trội và lành tính cho cả trẻ em từ 6 tuổi. Công nghệ nano bạc sẽ đưa các phân tử siêu nhỏ đi đến từng ngóc ngách của răng, miệng để lấy đi mảng bám, vi khuẩn có hại. Sử dụng Diamond mỗi ngày sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, trắng sớm và hơi thở thơm ngát cả ngày dài.

>> Xem thêm: Điều trị viêm phế quản như thế nào để đạt hiệu quả nhanh
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chữa hôi miệng bằng nước muối
Đây là một cách đơn giản giúp chữa hôi miệng tại nhà. Muối dễ dàng được tìm thấy trong gian bếp là chất sát khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả. Cách thực hiện rất dễ dàng. Bạn chỉ cần hòa tan một ít muối với nước ấm, sau đó dùng dung dịch đó súc miệng 2-3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn.
Dùng trà xanh chữa hôi miệng nặng
Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp suy giảm hoạt động của vi khuẩn trong miệng. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng nặng. Trà xanh còn có vị thanh mát giúp xua tan mùi hôi miệng khó chịu cho bạn tự tin trong các cuộc trò chuyện. Để chữa hôi miệng bằng trà xanh, bạn sẽ đun sôi 1 nắm lá trà xanh với nửa thìa muối. Súc miệng bằng dung dịch trà xanh này 2 lần/ngày sẽ giúp răng chắc khỏe, hơi thở không còn mùi khó chịu.

>>> Xem thêm: Viên uống xuyên tâm liên nào tốt nhất hiện nay
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống góp phần quan trọng quyết định mùi của khoang miệng. Để làm thơm miệng tự nhiên, bạn nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, kiwi, bưởi, việt quất, sơ ri… Vitamin C là một chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở vòm miệng. Các loại quả này còn thúc đẩy hoạt động của tuyến nước bọt ngăn ngừa hôi miệng. Ngoài ra, các loại quả này mang đến mùi thơm mát tự nhiên cho hơi thở.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế những thức ăn nặng mùi như tỏi, hành, thức ăn nhiều đường. Các loại thức ăn này sẽ lưu mùi rất lâu khiến bạn không thể tự tin nói chuyện.
Trên đây là những nguyên nhân và cách chữa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà. Bên cạnh các cách trên, bạn nên đi thăm khám để phát hiện nguyên nhân gây hôi miệng sớm. Vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng và cơ thể. Nếu bạn gặp tình trạng về răng miệng, hãy liên hệ dược sĩ A&C Pharma để được tư vấn hướng giải quyết nhé.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản uống thuốc gì để đạt hiệu quả nhanh chóng