7 nguyên nhân mất ngủ và cách cải thiện tận gốc

Đối diện với cuộc sống hiện đại bận rộn, con người ngày càng khó có một giấc ngủ ngon và dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tình trạng mất ngủ, khó ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sức khỏe lâu dài. Vậy nguyên nhân mất ngủ do đâu? Tại sao chúng ta vẫn mất ngủ dù đã dùng nhiều biện pháp? Hãy cùng khám phá ngay dưới đây.

Top 7 nguyên nhân mất ngủ thường gặp 

Mất ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau như khó ngủ, có giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc giữa đêm hay có người thức trắng đêm.Trên thực tế, cả người già lẫn người trẻ đều có nguy cơ bị mất ngủ do các nguyên nhân mất ngủ về đêm phổ biến dưới đây.

Những nguyên ngân mất ngủ thường xuyên
Những nguyên ngân mất ngủ thường xuyên

Xem thêm: Triệu chứng rối loạn tiền đình chớ xem thường

Thói quen đi ngủ không tốt

Đây là nguyên nhân mất ngủ hàng đầu thường gặp ở giới trẻ trong thời đại công nghệ phát triển. Trong đó, các thói quen như nghiện mạng xã hội, xem tivi, làm việc với laptop gần giờ ngủ sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Theo khảo sát của GS. Michele Ferrara, có hơn 35% người tăng thời lượng dùng thiết bị điện tử sẽ có giấc ngủ kém, thiếu ngủ và khó vào giấc hơn. Các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng cảm giác  “nghiện” và khiến cho người dùng trì hoãn việc đi ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử còn có khả năng “đánh lừa” não bộ, làm rối loạn chu kỳ sinh học và khó vào giấc hơn.

Ít hoạt động thể chất – Nguyên nhân mất ngủ 

Hoạt động thể chất thường hàng sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn chức năng cơ thể. Ngược lại, nếu bạn lười vận động, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều dù ban đêm khó vào giấc ngủ được. Ngoài ra, cơ thể ít hoạt động thì tuần hoàn máu lên não cũng khó khăn khiến bạn dễ đau đầu, khó ngủ ở ban đêm. 

Xem thêm: Rối loạn tiền đình nên ăn gì để cải thiện nhanh?

Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Thói quen ăn đêm là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, sở thích này không chỉ gây tăng cân mà còn là nguyên nhân mất ngủ gây ảnh hưởng giấc ngủ chúng ta. Bởi vì khi thức ăn đi vào cơ thể, dạ dày sẽ cần hoạt động hết công sức để tiêu hóa thức ăn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày khiến bạn khó ngủ và giấc ngủ chập chờn.

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài – Căng thẳng, lo âu

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta lại đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, gia đình, cuộc sống. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng khiến bạn mất ngủ hàng đêm. 

Nguyên nhân mất ngủ - Căng thẳng, lo âu
Nguyên nhân mất ngủ – Căng thẳng, lo âu

Xem thêm: Nguyên nhân rối loạn tiền đình và cách khắc phục

Nguyên nhân mất ngủ – Sử dụng chất kích thích, caffein

Bên cạnh thói quen ăn uống, bạn còn gặp tình trạng mất ngủ do một số thực phẩm chứa chất kích thích, caffein như:

  • Trà đen, cà phê… có chứa caffeine – Một loại năng lượng kích thích thần kinh tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu bạn dùng trà, cà phê sau 3 giờ chiều, bạn sẽ có một đêm trằn trọc, mất nhiều thời gian mà vẫn không đi ngủ được.
  • Rượu là nguyên nhân mất ngủ gây kích thích làm rối loạn nhịp sinh học, gián đoạn giấc ngủ và dễ gây ra thời gian ngủ ngắn hơn bình thường. Thực phẩm nhiều đường: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit làm cơ thể khó chịu và dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.

Môi trường ngủ không thoải mái

Các yếu tố ngoại cảnh là nguyên nhân mất ngủ dễ nhận biết nhất. Một căn phòng quá ồn, ánh sáng quá mạnh hay nhiệt độ nóng bức cũng sẽ cản trở giấc ngủ của bạn. 

Một số bệnh lý gây mất ngủ

Một cơ thể bệnh tật với nhiều triệu chứng hoành hành chắc chắn sẽ ngăn bạn có một giấc ngủ ngon. Nguyên nhân mất ngủ có thể bắt nguồn từ những bệnh lý thông thường như:

  • Viêm dị ứng đường hô hấp
  • Viêm đau xương khớp
  • Bệnh tim mạch
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Suy giảm nội tiết tố nữ
  • Trào ngược dạ dày
Nguyên nhân mất ngủ có thể xuất phát từ trào ngược dạ dày
Nguyên nhân mất ngủ có thể xuất phát từ trào ngược dạ dày

Xem thêm: Hoạt huyết dưỡng não tốt nhất hiện nay và cách dùng

Nếu nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý, bạn nên tập trung điều trị bệnh để tránh dẫn đến mất ngủ kéo dài.

Cách cải thiện mất ngủ hiệu quả ngay tại nhà

Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến nhiều mối nguy khôn lường cho sức khỏe và cuộc sống. Theo nghiên cứu, mất ngủ có thể gây teo não đến 25% và gây ra vấn đề suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và khả năng tư duy. Ngoài ra, cơ thể đói ngủ còn luôn mệt mỏi, lờ đờ, không thể tập trung khiến hiệu suất công việc học tập và làm việc suy giảm.

Để điều trị mất ngủ tận gốc mà không dùng thuốc, bạn cần dựa trên nguyên nhân mất ngủ và thực hiện theo các cách sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh bổ sung đủ chất bảo vệ sức khỏe, bạn nên kết hợp với những thực phẩm giúp ngủ ngon như trà hoa cúc, sen, cá béo, các loại hạt, bột yến mạch
  • Tránh dùng cà phê, trà quá đậm vào buổi chiều và buổi tối
  • Tránh ăn quá no hay ăn đồ cay nóng gần giờ đi ngủ
  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Bạn có thể tập thiền, tập hít thở để điều hòa đưa cơ thể vào giấc ngủ tự nhiên
  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ
  • Bổ sung viên uống thảo dược giúp ngủ ngon, cải thiện mất ngủ, khó ngủ tự nhiên

Trong thời gian gần đây, trên thị trường giấc ngủ xuất hiện viên uống Dưỡng Tâm An mang đến hiệu quả hỗ trợ trị mất ngủ vượt trội nhờ kết hợp thảo dược Đông y và tinh chất quý Tây y. Công thức viên uống có chứa Ginkgo Biloba Phytosome từ Pháp và hơn 10 thảo dược tự nhiên có công dụng như sau:

  • Cải thiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc
  • Tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, chóng mặt
  • Cải thiện suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình
  • Giúp bạn có giấc ngủ ngon mà vẫn tỉnh táo, thoải mái vào sáng hôm sau.

Xem thêm: Triệu chứng suy nhược thần kinh là gì? Cách khắc phục

Trên đây là top 8 nguyên nhân mất ngủ phổ biến mà đa số mọi người đều mắc phải. Nếu bạn đang gặp trường hợp nào, hãy áp dụng ngay cách cải thiện mất ngủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé. Ngoài ra, đừng quên kết hợp viên uống Dưỡng Tâm An để đẩy nhanh tốc độ trị mất ngủ chỉ sau 2-3 ngày sử dụng. 

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để tham khảo thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hãy truy cập ngay tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here