Những dấu hiệu cho thấy nồng độ cortisol của bạn quá cao

cortisol, stress, căng thẳng

Cortisol được gọi là “hormone căng thẳng” vì nó là một loại hormone steroid giúp cơ thể điều chỉnh khi đối mặt với những tình huống có thể gặp nguy hiểm. Cũng vì lý do đó mà nó thường bị đánh giá là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong một thời đại mà căng thẳng cũng phổ biến như không khí vậy.

Nhưng làm sao bạn biết được mức cortisol của mình thực sự quá cao?

Trước hết, hãy biết rằng cortisol cũng quan trọng với chúng ta như bất kỳ loại hormone nào khác. Ở nồng độ phù hợp, nó giúp cơ thể điều chỉnh phản ứng viêm và giúp chúng ta không bị ốm khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus. Tiến sĩ Jeannette M. Bennett, phó giáo sư khoa học tâm lý tại Đại học Bắc Carolina cho biết. “Nó thực sự giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch”.

Cortisol cũng có thể giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu, cũng như quản lý chu kỳ ngủ-thức của bạn. Và khi gặp phải những tình huống căng thẳng cấp tính, loại hormone này sẽ giúp cơ thể phản ứng hiệu quả hơn với những nguy hiểm tiềm ẩn.

Tuy nhiên, đôi khi, bệnh tật khiến mức cortisol quá cao hoặc quá thấp. Đọc tiếp để khám phá các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tình trạng căng thẳng thái quá nhé!

Các triệu chứng của tình trạng cortisol cao là gì?

Nồng độ cortisol tăng cao sẽ không biểu hiện trong cơ thể như một dấu hiệu hoặc triệu chứng riêng biệt, vì vậy, hơi khó để nhận biết nếu nồng độ cortisol của bạn quá cao. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu.

Một số triệu chứng tiềm ẩn của tình trạng cortisol cao bao gồm:

  • Mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ khác có liên quan đến việc có nồng độ cortisol cao hơn, có thể là không ngủ được hoặc ngủ thiếp đi rồi thức dậy vào giữa đêm.
  • Những thay đổi về thể chất, chẳng hạn như tăng cân ở mặt và vùng giữa cơ thể, lông mọc quá nhiều, cục mỡ giữa hai vai và vết rạn da màu tím trên bụng, thường thấy ở những người có nồng độ cortisol cao.
  • Tâm trạng cáu kỉnh và hay thay đổi thất thường cũng có thể là một dấu hiệu – chẳng hạn như bạn thấy mình cáu gắt với mọi người hoặc phản ứng thái quá khi bị đổ cà phê.
  • Thèm đồ ăn nhiều đường, mặn và nhiều chất béo có thể là một dấu hiệu. Theo tiến sĩ Bennett đó có thể là một cách cố gắng xoa dịu sự khó chịu mà não bộ đang cảm thấy dù bạn có thể không thể xác định được.
  • Đau đầu hoặc mệt mỏi là một số triệu chứng thể chất khác có thể là kết quả của mức cortisol tăng cao. Cảm thấy yếu ở cánh tay và chân (đặc biệt là cánh tay trên và đùi) cũng có thể là dấu hiệu.
  • Huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và xương yếu là những dấu hiệu mà bạn khó có thể nhìn thấy, nhưng có thể là dấu hiệu của mức cortisol cao. Tất cả những dấu hiệu này đều có thể được bác sĩ chẩn đoán.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách kiểm soát nồng độ cortisol

Nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ cortisol tăng cao

Có một số lý do có thể khiến bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào ở trên do mức cortisol cao, chẳng hạn như:

Căng thẳng mãn tính

Tác động của căng thẳng lên mức cortisol thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và giảm dần khi tác nhân gây căng thẳng biến mất. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy mức cortisol tăng khoảng 9 lần trong giai đoạn căng thẳng so với khi bạn thư giãn.

Nhưng mức cortisol có thể vẫn ở mức cao nếu căng thẳng trở thành mãn tính, điều này có thể giúp ích trong những tình huống mà tác nhân gây căng thẳng vẫn tồn tại, chẳng hạn như khi bạn trải qua một sự kiện chấn thương hoặc cảm thấy quá tải vì công việc hoặc trách nhiệm gia đình trong thời gian dài.

Nếu căng thẳng mãn tính gây ra mức cortisol cao, những thay đổi về hành vi để giúp kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn kiểm soát và cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Một số nhóm người nhất định có thể có nguy cơ cao bị tăng cortisol do căng thẳng mãn tính, bao gồm những người trải qua tổn thương lớn trong cuộc sống hoặc mắc chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

Lạm dụng rượu mãn tính, trầm cảm và lo âu

Những tình trạng này cũng có thể góp phần làm tăng mức cortisol, tương tự như cách căng thẳng mãn tính có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng.

Hội chứng Cushing

Tình trạng này là kết quả của nồng độ cortisol cao trong thời gian dài. Hội chứng Cushing có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như mất xương, huyết áp cao hoặc trong một số trường hợp là bệnh tiểu đường loại 2.

Hội chứng Cushing có thể là do dùng liều cao một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như corticosteroid (như prednisone và dexamethasone). Một số khối u (bao gồm khối u tuyến yên và các khối u thần kinh nội tiết khác, như một số loại ung thư phổi) có thể sản xuất ra một loại hormone sản xuất cortisol gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH), có thể khiến nồng độ tăng cao.

Một khối u ở tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol cũng có thể khiến nồng độ hormone tăng cao.

Theo dõi trang Fanpage của chúng tôi để biết thêm thông tin về cách bạn có thể đạt được giấc ngủ ngon mỗi đêm, đồng thời bạn cũng có thể tham gia trò chuyện và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ của A&C Pharma.

Nguồn EverydayHealth

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here