Tác hại của mất ngủ ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe và tinh thần. Chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ, thiếu ngủ sẽ lấy đi năng lượng của não bộ và cơ thể khiến bạn khó tập trung vào công việc và sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về tác hại của mất ngủ, đồng thời tìm cách phòng tránh và cải thiện. 

Nguyên nhân gây mất ngủ

Trong đời sống hiện đại nhộn nhịp, mất ngủ trở thành vấn nạn phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi. Trong đó, khoảng 25% người đi thăm khám vì mất ngủ rơi vào độ tuổi trẻ từ 18-30 tuổi.

Tuổi tác, áp lực cuộc sống hiện đại là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến
Tuổi tác, áp lực cuộc sống hiện đại là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến

>>> Xem thêm: Khám phá sức mạnh gingko biloba công nghệ phytosome

Trước khi tìm hiểu tác hại của mất ngủ, hãy cùng điểm qua 6 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giấc ngủ gồm:

  • Thói quen sử dụng thiết bị công nghệ gần giờ ngủ: Ánh sáng xanh từ các thiết bị thông minh và sự hấp dẫn của mạng xã hội, trò chơi… là những tác nhân gây kích thích trí não, ức chế sản sinh melatonin, làm giảm giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của nhiều người trẻ.
  • Căng thẳng, áp lực: Áp lực học tập, công việc, gia đình, tình cảm khiến đầu óc bạn khó thư giãn và dễ bị mất ngủ, khó ngủ
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ngủ trưa quá nhiều, thức khuya, đi ngủ không đúng giờ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tác hại của mất ngủ.
  • Môi trường ngủ không thoải mái: Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, nhiệt độ, mùi hương, không gian phòng ngủ cũng quyết định chất lượng giấc ngủ. Nếu môi trường ngủ không đủ yên tĩnh, giường nệm quá cứng, nóng nực sẽ khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ được
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Tiêu thụ nhiều thức ăn gần giờ ngủ sẽ khiến nhiều người gặp tình trạng khó tiêu, đầy hơi, trào ngược axit và không thể ngủ ngon được.
  • Dùng các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, trà… là những thức uống làm bạn mất ngủ
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ: Những triệu chứng của cảm lạnh, viêm họng, ho, trào ngược dạ dày… làm cơ thể khó chịu, không thể nhẹ nhàng đi ngủ được.
  • Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến và gần như tất yếu của chứng mất ngủ ở người trên 65 tuổi. Khi sức khỏe suy yếu cùng việc dùng thuốc điều trị, người lớn tuổi dễ mắc chứng mất ngủ hơn.

Tác hại của mất ngủ kéo dài

Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, giấc ngủ ngon lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người. Tình trạng thiếu ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm suy nhược tinh thần và suy kiệt cơ thể. Dưới đây là những tác hại của mất ngủ kéo dài bạn cần biết.

Tác hại của mất ngủ đến hệ thần kinh

Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho các hoạt động não bộ vào hôm sau. Ngược lại, mất ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình dẫn truyền và xử lý thông tin của hệ thần kinh. Từ đó, dẫn đến những tác hại của mất ngủ với não bộ như:

Sa sút trí tuệ là tác hại của mất ngủ kéo dài
Sa sút trí tuệ là tác hại của mất ngủ kéo dài

>>> Xem thêm: Giải mã 8 thảo dược giúp ngủ ngon, trị mất ngủ cực tốt

  • Gây teo não, suy giảm tuần hoàn não: Tạp chí Neuroscience (Mỹ) đã công bố mất ngủ có thể gây teo não đến 25%. Thiếu ngủ kéo dài có thể tạo nên những tổn thương não không thể hồi phục được. 
  • Sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ: Chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ làm tổn thương và mất đi tế bào thần kinh dẫn đến sa sút trí tuệ và trí nhớ kém, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Giảm khả năng tập trung: Tác hại của mất ngủ kéo dài là làm cho trí óc lờ đờ, thiếu tập trung, không tỉnh táo. Người bị mất ngủ thường sẽ làm việc và học tập kém hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, tác hại của mất ngủ còn gây đau đầu, chóng mặt. 

Tác hại của giấc ngủ ảnh hưởng đến tâm lý

Khi giấc ngủ không đủ “chất”, nồng độ hormone cortisol gây căng thẳng tăng cao khiến bạn luôn thấy lo âu, suy nghĩ tiêu cực. Sự cáu gắt, phiền muộn thường xuyên có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.

Một tác hại của mất ngủ kéo dài là tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Tinh thần sa sút, thiếu tỉnh táo sẽ khiến chúng ta khó vui vẻ tận hưởng cuộc sống. Nếu bị mất ngủ triền miên, tâm lý của bạn có thể gặp các vấn đề như hoang tưởng, ảo giác, ý nghĩ tiêu cực.

Tác hại của mất ngủ gây tăng cân, béo phì

Theo nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì đến 30% so với người ngủ đủ. Tác hại của mất ngủ sẽ làm giảm leptin (hormone ngăn cản sự thèm ăn) và tăng ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói), từ đó gây cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ tăng cân. 

Mất ngủ làm suy giảm chức năng sinh lý

Một giấc ngủ ngon và “đủ chất lượng” tạo điều kiện cho cơ thể sản xuất hormone tích cực hơn, đặc biệt là hormone sinh dục nam Testosterone. Vì vậy, nếu bị mất ngủ thường xuyên, nam giới sẽ bị suy giảm ham muốn, phong độ chăn gối và mất đi khả năng kiểm soát hoạt động tình dục.

Tác hại của mất ngủ làm suy giảm chức năng sinh lý
Tác hại của mất ngủ làm suy giảm chức năng sinh lý

>>> Xem thêm: Bật mí Top 10 thực phẩm chức năng bổ não không thể bỏ qua

Còn đối với nữ giới, mất ngủ sẽ cướp đi hứng thú của nàng trong quan hệ. Ngoài ra, mất ngủ còn làm phát sinh stress khiến phụ nữ khó đạt cực khoái. Nếu tình trạng này kéo dài, chức năng sinh lý nữ giới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất ngủ gia tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp

Tác hại của mất ngủ gây lão hóa da sớm

Tác hại của mất ngủ đe dọa đến sức khỏe tim mạch. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc làm hoạt động hệ thần kinh quá tải, tạo áo lực cho tim. Đây cùng là lý do tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… 

Ngoài ra, giấc ngủ kém còn là “kẻ thù” phá vỡ cấu trúc collagen, lấy đi sự tươi trẻ của làn da, khiến da nhanh lão hóa, sạm màu. Để bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp của mình, mỗi người cần chú trọng hơn vào giấc ngủ mỗi đêm.

Phương pháp phòng tránh và cải thiện mất ngủ

Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị và phòng tránh mất ngủ bạn nên trang bị cho mình: 

  • Liệu pháp tâm lý, thư giãn tâm trí như kiểm soát kích thích, hạn chế ngủ trưa, liệu pháp nhận thức hành vi…
  • Cải thiện không gian ngủ: Bạn hãy tạo một không gian thoải mái, mát mẻ và yên tĩnh để ngủ ngon hơn. Bạn nên chọn nệm, gối có chất liệu êm ái.
  • Tạo lịch ngủ cố định: Mỗi cơ thể đều có một chu kỳ sinh học khác nhau. Bạn nên huấn luyện cho cơ thể đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định thì sẽ giúp dễ ngủ hơn.
  • Thực hiện các biện pháp thư giãn tâm trí: Bạn có thể thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc giúp ngủ ngon để trị mất ngủ tự nhiên và hiệu quả. 
  • Bỏ các thói quen xấu như dùng điện thoại trước khi ngủ, ăn no gần giờ ngủ để có một giấc ngủ ngon, êm dịu.

Bổ sung dưỡng chất bổ não, hỗ trợ trị mất ngủ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều viên uống chứa chiết xuất thảo dược giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu muốn có một giấc ngủ ngon, bạn có thể cân nhắc viên uống Dưỡng Tâm An Định Thần An Giấc có chứa thành phần Ginkgo Biloba (Cao bạch quả) nhập khẩu từ Pháp. 

>>> Xem thêm: Bật mí top 7 thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ tốt nhất

Ngoài ra Ginkgo Biloba còn được ứng dụng công nghệ Phytosome hiện đại bậc nhất trên thị trường giúp dễ dàng dung nạp vào cơ thể lên đến 3 lần và cải thiện tuần hoàn máu lên não, làm dịu tâm trí, cải thiện chứng mất ngủ. Ngoài ra, trong viên uống còn chứa dưỡng chất từ lạc tiên, melatonin, vông nem… hỗ trợ dễ ngủ, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Chỉ cần 1 viên uống trước khi ngủ mỗi ngày, bạn sẽ bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng não bộ và chăm sóc giấc ngủ mà không có tác dụng phụ.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mất ngủ là điều không ai mong muốn vì những tác hại của mất ngủ có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài thì nên thăm khám sớm kết hợp bổ sung dưỡng chất an thần, ngủ ngon an toàn. 

Liên hệ ngay với A&C Pharma để được dược sĩ tư vấn miễn phi về những kiến thức chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay nhé!

>>> Xem thêm: Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here