Mất ngủ ở người trẻ: Báo động nguy cơ teo não

Theo tạp chí Neuroscience của Mỹ, mất ngủ kéo dài, chất lượng giấc ngủ kém gây teo não đến 25%. Tính trạng thiếu ngủ không chỉ có ở người già mà nhiều người trẻ cũng mắc phải. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng ghi nhận 13.000 bệnh nhân điều trị mất ngủ, 25% trong số họ ở độ tuổi 17 – 30 tuổi.

Mất ngủ ở người trẻ 

Một giấc ngủ ngon và chất lượng là tiền đề để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo, làm việc năng suất. Giấc ngủ sẽ giúp bạn nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng cho các cơ quan, đặc biệt là não bộ. Tuy nhiên, đi cùng với nhịp phát triển không ngừng nghỉ của xã hội là tình trạng mất ngủ đáng báo động ở giới trẻ.

Có khoảng 37% người trẻ Việt bị mất ngủ
Có khoảng 37% người trẻ Việt bị mất ngủ

Điển hình như chị Hằng, sống tại TP.HCM, hiện đang là nhân viên truyền thông tại một công ty quảng cáo. Chị đã quá quen với những ngày tăng ca xuyên đêm và nhận việc lúc nửa đêm. Chị không làm không được vì đặc thù của ngành là như vậy. Vì ảnh hưởng hậu Covid-19 và áp lực hiệu quả dự án mới, feedback từ khách hàng khiến chị luôn căng thẳng, khó ngủ, giấc ngủ luôn chập chờn, dễ tỉnh dậy lúc nửa đêm. Mỗi đêm, chị chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng nên sáng dậy rất mệt mỏi, khó tập trung và dễ cáu gắt. 

Trường hợp của chị Hằng là thực trạng chung của nhiều người trẻ, trong đó có nhân viên văn phòng, lao động tự do và cả nội trợ. Theo số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường Wakefield Research, có khoảng 37% người trẻ Việt bị mất ngủ và 73% bị căng thẳng vì rối loạn giấc ngủ. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, tình trạng “đói ngủ” ở giới trẻ đang có xu hướng gia tăng. Đối với người trẻ, ai cũng có tham vọng, mục tiêu riêng. Tuy nhiên, nếu không giải được bài toán giấc ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm khôn lường.

Nguyên nhân mất ngủ xuất phát từ thói quen “thời đại”

Trong thời đại công nghệ phát triển, các thiết bị điện tử như smartphone, laptop trở thành “vật bất ly thân” của giới trẻ từ công việc, học tập đến cả lúc lên giường ngủ. Hàng đêm, nhiều người sẵn sàng bỏ ra phần lớn thời gian xem phim, chơi game, lướt mạng xã hội. Ham muốn sử dụng thiết bị thông minh lấn át cả nhu cầu được nghỉ ngơi và đi ngủ. Những nền tảng trên thiết bị được thiết kế với khả năng gây nghiện cho người dùng. Chính vì vậy, chúng trở thành nguyên nhân khiến người trẻ cảm thấy khó ngủ, thiếu ngủ và làm việc, học tập kém hiệu quả vào ngày hôm sau. Thời đại ngày nay còn phát sinh thêm hội chứng sợ bỏ lỡ hay FOMO khiến cho mọi người đều “dán mắt” vào điện thoại và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Lạm dụng thiết bị điện tử khiến nhiều người bị mất ngủ
Lạm dụng thiết bị điện tử khiến nhiều người bị mất ngủ

Ở độ tuổi đang phấn đấu cho sự nghiệp, ước mơ thì giấc ngủ trở thành một thứ xa xỉ với người trẻ. Họ vùi mình vào trong công việc, áp lực thành công mà quên đi giấc ngủ của mình. 

Mất ngủ gây teo não

Thái độ chủ quan với chất lượng giấc ngủ mang đến nhiều hệ lụy khó lường sau này. Chất lượng giấc ngủ sẽ tỷ lệ thuận với sức khỏe. Vì vậy, mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng cơ thể, đặc biệt là chức năng não bộ. “Đói ngủ” sẽ gây ra những tổn thương não khó hồi phục, thúc đẩy lão hóa não và tăng nguy cơ suy thoái trí não. 

Theo công bố của Tạp chí Neuroscience (Mỹ), não bộ sẽ teo đi 25% nếu mất ngủ triền miên. Với người trẻ mất ngủ liên tục, cơ thể sẽ kiệt quệ, suy giảm trí nhớ, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt. Ngoài ra, mất ngủ còn làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 8 lần.  Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho tinh thần và cơ thể uể oải làm giảm năng suất làm việc, học tập, dễ ngã và lái xe không an toàn. Ở người trẻ, thiếu ngủ dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần. 

Mất ngủ kéo dài gây teo não đến 25%
Mất ngủ kéo dài gây teo não đến 25%

Vì nhiều hệ lụy khó lường, người trẻ không nên thờ ơ với vấn đề mất ngủ, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém. Ngày nay, có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho người Việt từ bên ngoài lẫn bên trong. Để có được giấc ngủ ngon, bạn có thể sử dụng những viên uống chứa dưỡng chất tốt cho não bộ, cải thiện giấc ngủ như ginkgo biloba, melatonin, tâm sen… Những hoạt chất này có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng biện pháp xoa dịu trí óc, giải tỏa căng thẳng bằng cách ngồi thiền hoặc tập yoga. Không gian ngủ cũng rất quan trọng, bạn nên chọn nệm và gối có chất liệu dễ chịu giúp cơ thể thư giãn. 

Giấc ngủ chất lượng là nền móng cho sức khỏe dồi dào, trí óc minh mẫn giúp mở lối thành công cho người trẻ. Hãy hạn chế dùng các chất kích thích và không sử dụng điện thoại trước khi ngủ để bạn có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here