Xuyên tâm liên là một vị thuốc dân gian thường được ứng dụng trong việc điều trị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm da… Xuyên tâm liên mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần nắm được cách dùng xuyên tâm liên đúng cách, đúng liều lượng.
Xuyên tâm liên có tác dụng gì?
Xuyên tâm liên là một vị thuốc quen thuộc trong Y Học Cổ Truyền thường mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, trị cảm lạnh, xuyên tâm liên còn có nhiều công dụng tuyệt vời liên quan đến sức khỏe:
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng, viêm đường hô hấp: Xuyên tâm liên có khả năng kháng khuẩn, virus, ký sinh trùng nên sẽ cải thiện và đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, lao phổi.
- Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm: Xuyên tâm liên giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau cơ, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi. Đồng thời, hạ nhiệt độ cơ thể dùng để hạ sốt do bệnh hô hấp.
- Chống viêm: Một số thành phần hoạt chất trong xuyên tâm liên giúp ức chế các tác nhân gây viêm giúp chữa viêm da, viêm gan C, giảm đau xương khớp.
- Trị tiêu chảy và bệnh dạ dày: Hoạt chất trong xuyên tâm liên có hoạt tính chống tiêu chảy và bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp chữa viêm dạ dày, kiết lỵ, tiêu chảy.
- Bảo vệ gan: Xuyên tâm liên thường dùng trong những bài thuốc cải thiện chức năng gan.
- Chống ung thư: Andrographolide trong xuyên tâm liên sẽ ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Tốt cho tim mạch: Loại thảo mộc này giúp ngăn ngừa tình trạng lipid máu cao, một nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch gây đau tim và đột quỵ.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Chiết xuất xuyên tâm liên giúp tăng độ nhạy insulin, ngăn chặn gốc tự do và hạ mức đường huyết, từ đó giúp điều hòa huyết áp.
>>> Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Gọi là “thượng dược” đúng hay sai?
Cách dùng xuyên tâm liên thế nào cho đúng?
Như đã đề cập ở trên, xuyên tâm liên có thể điều trị được rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để có được hiệu quả nhưng mong muốn, bạn nên áp dụng cách dùng xuyên tâm liên đúng và an toàn.
Cách dùng Xuyên Tâm Liên và liều lượng hợp lý
Thảo mộc xuyên tâm liên thường được dùng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ, bạn nên biết cách dùng xuyên tâm liên theo đúng liều lượng theo độ tuổi, loại bệnh và thể trạng.
- Dùng trị cảm cúm, sốt, đau họng với 60mg một ngày, hoặc căn cứ theo cân nặng, tương đương 1kg sẽ dùng 10mg
- Dùng cho trẻ em nhiễm trùng hô hấp: 30mg/ngày và dùng liên tục trong 10 ngày
>>> Xem thêm: Cách trị viêm phế quản hiệu quả nhanh chóng dài lâu
Cách dùng xuyên tâm liên trong bài thuốc dân gian
Xuyên tâm liên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu cách dùng xuyên tâm liên qua các bài thuốc Y học cổ truyền dưới đây.
- Cách dùng xuyên tâm liên trị viêm họng, viêm amidan: Cho vào ấm các nguyên liệu : xuyên tâm liên, huyền sâm, kim ngân hoa, mạch môn để sắc nước uống hàng ngày, uống liên tục 7-10 ngày.
- Cách dùng xuyên tâm liên trị viêm phổi, viêm phế quản: Sắc 1 thang gồm 15 gram xuyên tâm liên, 10 gram củ bách bộ, 10 gram kim ngân hoa, 10 gram củ mạch môn và uống liên tục trong 1 tuần
- Cách dùng xuyên tâm liên lợi tiểu, trị tiểu rắt: Giã nát 15 lá xuyên tâm liên tươi, lọc lấy nước cốt và uống cùng 1 thìa mật ong mỗi ngày.
- Cách dùng xuyên tâm liên trị mụn: Vắt nước cốt xuyên tâm liên từ lá tươi rồi thoa lên mặt.
>>> Xem thêm: Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng
Lưu ý trong cách dùng xuyên tâm liên
Thảo mộc xuyên tâm liên có nhiều công dụng điều trị bệnh. Nhưng nếu không biết cách dùng xuyên tâm liên đúng vẫn sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm sử dụng xuyên tâm liên:
- Không nên dùng xuyên tâm liên kéo dài vì loại thảo dược này có tính hàn dễ ảnh hưởng đến tỳ vị.
- Một số đối tượng không nên dùng xuyên tâm liên: Phụ nữ có thai và cho con bú, người hư hàn, người có vấn đề về sinh sản, người bị tụt huyết áp, người bị máu khó đông.
- Không nên kết hợp xuyên tâm liên khi đang dùng các thuốc như chống đông máu, kháng tiểu cầu, ức chế miễn dịch.
- Dùng liều lượng vừa đủ để hạn chế tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, thay đổi vị giác.
Nhìn chung, ngoài những lưu ý về cách dùng xuyên tâm liên, thảo dược này vẫn rất nên sử dụng khi bị ho hay viêm họng. Tuy nhiên, nếu dùng xuyên tâm liên loại thảo mộc thường sẽ khó bảo quản cũng như kiểm soát liều lượng. Chính vì vậy, bạn có thể dùng xuyên tâm liên dạng viên uống cũng có hiệu quả tốt.
>>> Xem thêm: Những tác hại viêm phế quản ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý
Bổ sung viên uống xuyên tâm liên an toàn và hiệu quả.
Xuyên tâm liên được điều chế dạng viên uống thường đã có hàm lượng khuyến nghị và hướng dẫn sử dụng cho từng độ tuổi. Do đó, bạn có thể yên tâm về cách dùng xuyên tâm liên hiệu quả và độ an toàn, không lo gặp tác dụng phụ. Nếu muốn chọn Xuyên tâm liên dạng viên uống, bạn có thể tham khảo sản phẩm Xuyên Tâm Liên Đông Trùng Linh Chi của công ty Dược A&C Pharma. Đây là một sản phẩm được pha trộn từ bộ 3 nguyên liệu tự nhiên giúp bổ phế, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng, viêm xoang, viêm phổi.
>>> Xem thêm: Bật mí 9 cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả ngay tại nhà
Trong đó, có thành phần xuyên tâm liên giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ho, đau rát họng, hỗ trợ hiệu quả chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi và chống lại nguy cơ gây ung thư. Cuối cùng là linh chi, một thảo dược quý giúp hồi phục sức khỏe, nâng cao tinh thần và hỗ trợ trị viêm phế quản. Bộ 3 nguyên liệu quý sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho hệ hô hấp của cả gia đình bạn.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được cách dùng xuyên tâm liên hiệu quả và an toàn. Hãy luôn chuẩn bị xuyên tâm liên trong tủ thuốc để đề phòng những căn bệnh hô hấp do thời tiết hay môi trường nhé. Nếu bạn chưa rõ về liều lượng, cách sử dụng của xuyên tâm liên và những kiến thức chăm sóc sức khỏe an toàn hiệu quả tại nhà hãy liên hệ A&C Pharma để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.