Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Những kiến thức cơ bản cho chị em

Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra hàng tháng có vai trò duy trì sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nắm được những kiến thức xung quanh chu kỳ kinh nguyệt là gì sẽ giúp phái đẹp chủ động chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Dưới đây là những chia sẻ kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt mà nữ giới cần nắm. 

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý nữ giới thay đổi theo sự điều khiển của hormone sinh dục nữ. Đây là giai đoạn trứng rụng, máu kinh thoát ra ngoài nếu trứng không được thụ tinh. Kinh nguyệt sẽ kéo dài 3-5 ngày, lặp lại đều đặn mỗi tháng từ khi dậy thì đến lúc mãn kinh. 

Kinh nguyệt xuất hiện cũng là dấu hiệu phụ nữ không mang thai. Mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ phóng thích một trứng và tạo điều kiện để chuẩn bị cho trứng thụ tinh và bước vào thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ bắt đầu một chu kỳ kinh mới.

Chu kỳ kinh nguyệt là một tiến trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Chu kỳ này sẽ có cơ chế và thời gian hành kinh khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể dựa trên quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt để xác định có bất thường gì xảy ra với cơ thể không và thăm khám kịp thời.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Trung bình mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau khoảng 28-35 ngày tùy theo cơ thể của mỗi người. Biết được thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn chuẩn bị kế hoạch chăm sóc cơ thể và tránh thai tốt hơn. 

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?
Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào?

Xem thêm: Bật mí cách khắc phục rối loạn nội tiết tố nữ an toàn hiệu quả

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Các chuyên gia cho rằng một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

Dưới đây là 4 bước đơn giản giúp bạn tính chu kỳ chính xác:

  • Bước 1: Đánh dấu ngày bắt đầu chu kỳ kinh, chính là ngày “rụng dâu” đầu tiên 
  • Bước 2: Đánh dấu ngày kết thúc chu trình là ngày xuất hiện kỳ kinh nguyệt tiếp theo
  • Bước 3: Xác định khoảng cách giữa hai ngày này để biết được chu kỳ kinh của bạn diễn ra trong bao nhiêu ngày
  • Bước 4: Sau khi theo dõi 6 tháng, bạn sẽ có thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt trung bình và dự đoán được ngày diễn ra kỳ kinh tiếp theo.

Nếu muốn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đánh dấu lên lịch hoặc dùng các áp theo dõi chu kỳ kinh như Flo, Ladytimer…

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Bạn có thể xác định chu kỳ diễn ra bình thường hay không dựa trên những tiêu chí sau:

  • Thời gian định kỳ: Kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng, cách nhau trung bình 28-35 ngày. 
  • Thời gian hành kinh: Giai đoạn kinh nguyệt diễn ra từ 3-7 ngày từ theo mỗi người.
  • Lượng máu chảy ra: Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và thoát ra ngoài kèm theo lượng máu nhất định qua đường âm đạo. Lượng máu trung bình mất đi là 50 – 80ml, đều đặn mỗi tháng, không quá ít hay quá nhiều so với bình thường.
  • Một số triệu chứng kinh nguyệt bình thường có thể gặp như chướng bụng, đau bụng dưới, tâm trạng cáu gắt, nổi mụn, căng ngực… 

Có nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày thì vẫn bình thường. Vì không phải ai cũng có kỳ kinh đều đặn 28-30 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày trở lên thường là chu kỳ kinh dài, thời điểm rụng trứng thưa hơn nên khả năng thụ thai thấp hơn. Còn vòng kinh ngắn dưới 22 ngày thường gặp ở phụ nữ có tuổi.

Xem thêm: Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố báo động chị em cần biết

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể và chức năng sinh sản nữ giới. Một số dấu hiệu bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt chị em nên cảnh giác như:

  • Rong kinh, rong huyết trong giai đoạn hành kinh
  • Máu kinh bất thường nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày hoặc ít hơn 2 ngày
  • Thời gian mỗi chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 3 tuần hoặc cách nhau đến 2,3 tháng dù không mang thai
  • Màu sắc máu kinh không bình thường, màu sẫm hơn hoặc tươi hơn bình thường, có lẫn máu đông
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường gây đau bụng kinh dữ dội
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường gây đau bụng kinh dữ dội

Xem thêm: Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ chị em cần đặc biệt chú ý

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt 

Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phụ nữ chủ động thực hiện biện pháp tránh thai an toàn hoặc gia tăng xác suất có thai. 

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra qua các giai đoạn sau: 

Giai đoạn hành kinh

Giai đoạn đầu tiên này của chu kỳ kinh nguyệt chính là lúc bạn có kinh. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và thoát khỏi âm đạo theo đó là lượng máu, chất nhầy tạo nên kinh nguyệt. Mỗi khi đến giai đoạn “rụng dâu” này, bạn có thể bị đau bụng kinh, đau lưng dưới, đau đầu, dễ cáu gắt… Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Giai đoạn nang trứng

Đây là giai đoạn tuyến yên gửi tín hiệu kích thích buồng trứng sản sinh từ 5-20 nang trứng nhỏ. Nang trứng sẽ dần trưởng thành, làm thay đổi nồng độ estrogen, làm dày niêm mạc tử cung và tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai và tạo thành phôi thai. Thường chỉ có 1-2 trứng trưởng thành, số không trưởng thành còn lại sẽ tái hấp thu vào cơ thể. 

Giai đoạn này thường song hành cùng giai đoạn hành kinh, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh. Giai đoạn này dao động từ 11 đến 27 ngày tùy vào cơ thể của bạn.

Giai đoạn rụng trứng

Đây là giai đoạn trứng trưởng thành được buồng trứng giải phóng qua ống dẫn xuống tử cung. Tại đây, tinh trùng sẽ gặp được trứng và tiến hành thụ tinh. Các cặp vợ chồng muốn có con thì nên tận dụng thời gian này để quan hệ. Thời điểm rụng trứng sẽ tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ lên đến 95%.  

Ngày rụng trứng thường rơi vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời điểm thuận lợi giúp dễ thụ thai thường là trước hoặc sau ngày rụng trứng 1 ngày. Ngược lại, nếu bạn muốn tránh thai thì hạn chế quan hệ tình dục trong kỳ rụng trứng. Biện pháp tránh thai tự nhiên dựa trên kỳ kinh nguyệt này chỉ hiệu quả 60% và chỉ áp dụng cho người có kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Giai đoạn rụng trứng tăng khả năng thụ thai cho nữ giới
Giai đoạn rụng trứng tăng khả năng thụ thai cho nữ giới

Xem thêm: Đau bụng kinh – Bật mí cách giảm đau hiệu quả, an toàn

Dấu hiệu nhận biết giai đoạn này là nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ và huyết trắng đặc hơn. Một số trường hợp nữ giới không rụng trứng là khi có thai, đang cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Giai đoạn hoàng thể

Ở giai đoạn hoàng thể, hormone Progesterone và estrogen sẽ tăng lên làm dày niêm mạc tử cung và chuẩn bị cho quá trình trứng được thụ tinh làm tổ. Trong khi đó, trứng sẽ được nang trứng giải phóng và tạo thành hoàng thể. 

Nếu phụ nữ mang thai, hoàng thể sẽ được duy trì, đảm bảo quá trình mang thai an toàn. Ngược lại, khi trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ teo đi và tái hấp thụ vào cơ thể. Thời gian của giai đoạn hoàng thể kéo dài từ 11 đến 17 ngày. Bạn có thể gặp một số biểu hiện tiền kinh nguyệt như:

  • Thèm ăn, tăng cân
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Sưng và đau ngực
  • Tâm trạng thay đổi, khó ngủ, mất ngủ

Trong cuộc sống, chu kỳ kinh nguyệt có thể làm ảnh hưởng đến thói quen và sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Vì vậy, thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh nguyệt để luôn chủ động trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn có thắc mắc gì về chu kỳ kinh nguyệt, hay các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ hãy liên hệ ngay với A&C Pharma để được giải đáp nhé. 

Xem thêm: 4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn và đơn giản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here