Giảm trí nhớ là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ. Căn bệnh này ảnh hưởng xấu đến hiệu suất học tập, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống. Để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ tốt, trước tiên cần hiểu được nguyên nhân là gì và có biện pháp tương ứng.
- Rối loạn tiền đình uống thuốc gì hiệu quả?
- Hoạt huyết dưỡng não Ginkgo Biloba Dưỡng Tâm An
- Gợi ý những cách trị khó ngủ tại nhà hữu ích
- Nguyên nhân đột quỵ nên phòng ngừa sớm
- Hoạt huyết dưỡng não có tác dụng gì?
Bệnh giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng người bệnh hay quên do quá trình truyền thông tin bị trì trệ hoặc chức năng não bộ suy thoái. Người bệnh có thể quên những điều đơn giản hàng ngày như vị trí chìa khóa, quên tắt bếp, quên đóng cửa. Nếu không làm chậm tiến độ giảm trí nhớ, hiệu suất công việc, học tập suy giảm. Thậm chí có người còn quên luôn cả đường về nhà, người thân trong gia đình.
Nhiều người lầm tưởng chỉ có người già mới bị bệnh suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay, có đến 85% người trẻ dưới 50 tuổi bị giảm trí nhớ và 30% là người dưới độ tuổi 30. Nhóm người bị trí nhớ kém chủ yếu là học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng và phụ nữ sau sinh. Một điều đáng báo đông là tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ khi tuổi tác tăng.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ hay quên
Biểu hiện chung của suy giảm trí nhớ là:
- Hay quên từ những điều chỉ vừa xảy ra vài phút trước hoặc tuần trước
- Quên những điều vừa nói hoặc đang định nói
- Khó ghi nhớ thông tin mới, giảm khả năng học tập
- Khả năng tư duy, phân tích bị suy giảm
- Khó xác định thời gian, địa điểm và phương hướng, dễ lạc đường, quên đường
- Thường xuyên cáu gắt, cảm xúc thất thường, khó cảm xúc
- Thường xuyên lơ đãng, thiếu tập trung trong công việc hàng ngày
Nguyên nhân gây bệnh giảm trí nhớ ở từng giai đoạn
Nhận biết nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ rất quan trọng, bởi vì bạn sẽ tìm được cách đối phó phù hợp. Các tác nhân này sẽ gây tổn thương lên não bộ, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào não ảnh hưởng đến hoạt động ghi nhớ và tư duy. Nếu không ngăn chặn các tác nhân này kịp thời, não bộ sẽ ngày càng sa sút và dẫn đến các bệnh như Alzheimer, Parkinson.
Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ dưới đây.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
- Mất ngủ, thiếu ngủ: Đây có thể xem là nguyên nhân hàng đầu khiến cho độc tố tích tụ trong não và gây hiện tượng teo não, thoái hóa thần kinh. Hậu quả là suy giảm trí nhớ sớm, giảm khả năng tư duy, học tập và làm việc
- Căng thẳng, áp lực, trầm cảm: Có thể nói cảm xúc tác động rất nhiều lên não bộ. Nếu não bộ bắt được tín hiệu căng thẳng, lo âu, chức năng hình thành ký ức mới gặp khó khăn. Đồng thời, việc kết nối với ký ức cũ cũng mất nhiều thời gian hoặc không thể làm được. Khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh sẽ dần mất đi sự tập trung và niềm vui trong cuộc sống, ảnh hưởng đến trí nhớ
- Hoạt động trí óc quá sức: Não bộ con người cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi tổn thương và nạp lại năng lượng. Do đó, khi bạn để não bộ làm việc quá tải, nó sẽ đình chỉ và không thể ghi nhớ được nữa. Tình trạng này kéo dài còn dẫn đến suy nhược thần kinh, nhức đầu, rối loạn tiền đình
- Lạm dụng quá nhiều rượu bia: Rượu bia có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và làm suy giảm chức năng của trí nhớ ngắn hạn.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Não bộ muốn hoạt động tốt cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn dưỡng chất dồi dào như vitamin B12… Nếu bạn cung cấp không đủ dinh dưỡng, não bộ sẽ trở nên đờ đẫn, chậm chạp và giảm trí nhớ
- Mất cân bằng nội tiết: Phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh thường bị suy giảm nội tiết tố nữ. Rối loạn nội tiết tố gây ra rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến trí nhớ
Nguyên nhân người cao tuổi thường bị suy giảm trí nhớ
- Tuần hoàn máu não suy giảm: Hiện tượng này sẽ làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não khiến cho não thiếu hụt oxy và dưỡng chất. Khi đó, chức năng ghi nhớ và hoạt động tư duy sẽ kém đi nghiêm trọng.
- Lão hóa và thoái hóa tế bào não: Từ sau 25 tuổi, não bộ sẽ mất đi 3000 tế bào thần kinh mỗi năm và dẫn đến các vấn đề thoái hóa não bộ, suy giảm trí nhớ, mất tập trung.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến thần kinh và tuần hoàn như đột quỵ, thiếu máu não, khối u não, tụ máu…
Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ, hay quên
Vấn đề suy giảm trí nhớ vẫn chưa có thuốc đặc trị được chứng minh chữa khỏi bệnh này. Điểm mấu chốt để cải thiện trí nhớ là giải quyết nguyên nhân, bổ sung dưỡng chất và xây dựng lối sống lành mạnh. Thông qua việc chăm sóc lâu dài, não bộ sẽ dần hồi phục và kiểm soát được tình trạng bệnh.
Hãy cùng thực hiện các biện pháp để cải thiện trí nhớ mỗi ngày:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đủ các nhóm chất chính và thực phẩm bổ não như bí đỏ, rau xanh, sữa tươi, trứng gà, cá béo…
- Rèn luyện não bộ: Bạn có thể tập giải câu đố, chơi cờ vua, học chơi nhạc cụ để tạo điều kiện cho não bộ ghi nhớ, tư duy nhiều hơn
- Tập thể dục mỗi ngày: Chạy bộ, yoga, tập dưỡng sinh đều có thể cải thiện tuần hoàn máu não
- Tích cực tham gia hoạt động xã hội: Gặp gỡ, trò chuyện với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn tăng tương tác xã hội, suy nghĩ tích cực, xoa tan căng thẳng
- Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày
- Bổ sung viên uống bổ não Ginkgo Biloba có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu não. Hiện nay, nhiều người bị suy giảm trí nhớ rất tin dùng viên uống Dưỡng Tâm An – Định Thần Ngon Giấc với hàm lượng Ginkgo Biloba Phytosome nhập khẩu từ Pháp cao nhất Việt Nam. Viên uống hỗ trợ cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.
*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Qua bài viết này, có thể thấy được tình trạng suy giảm trí nhớ diễn ra ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Tuy không thể điều trị tận gốc, bạn có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng bệnh này. Nếu bạn đang có dấu hiệu hay quên, hãy liên hệ A&C Pharma để được tư vấn nhé. Cùng tham khảo thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình và bản thân tại đây!