Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ, thiếu ngủ là những tác nhân phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người trong thời hiện đại. Chính vì vậy, bạn nên hiểu được nguyên nhân của mất ngủ để tìm cách khắc phục hiệu quả. Tìm hiểu ngay.

Tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biến

Mất ngủ trở thành nỗi ám ảnh của người trẻ lẫn người già trong thời hiện đại
Mất ngủ trở thành nỗi ám ảnh của người trẻ lẫn người già trong thời hiện đại

>>> Xem thêm: 8 cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài, lo âu, suy nhược thần kinh

Một giấc ngủ đủ và chất lượng sẽ kéo dài 7-8 tiếng/ngày với điều kiện bạn ngủ ngon, sâu giấc, không tỉnh dậy lúc nửa đêm.

Ngược lại, mất ngủ là một dạng bệnh lý rối loạn giấc ngủ thường gặp với các triệu chứng như:

  • Trằn trọc, khó ngủ, nằm trên giường lâu (trên 20 phút) nhưng không ngủ được
  • Giấc ngủ gián đoạn, chập chờn, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và không ngủ lại được
  • Thường dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy
  • Buồn ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến cơ thể không thể nghỉ ngơi đủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Tình trạng mất ngủ trước đây chỉ gặp ở người già do vấn đề bệnh lý và tuổi tác. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ phát triển, mất ngủ còn xảy ra ở người trẻ thường xuyên lạm dụng thiết bị điện tử.

Có 2 loại mất ngủ chính:

  • Mất ngủ cấp tính: Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh bị mất ngủ không thường xuyên và sẽ phục hồi lại vào ngày hôm sau.
  • Mất ngủ mãn tính: Người bệnh sẽ mất ngủ thường xuyên và kéo dài trên 1 tháng. 

Nguyên nhân gây mất ngủ

Thói quen sử dụng điện thoại đang khiến ta trì hoãn giấc ngủ
Thói quen sử dụng điện thoại chiếm dụng thời gian ngủ 

>>> Xem thêm: Mách bạn các cách dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Bệnh mất ngủ hiện nay thường xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Áp lực tâm lý, căng thẳng thần kinh: Não bộ có mối liên hệ mật thiết với giấc ngủ. Do đó, khi gặp các áp lực từ công việc, cuộc sống, chia tay người yêu sẽ gây ức chế thần kinh, não bộ và dẫn đến mất ngủ.
  • Thói quen ngủ không đúng: Thường xuyên thức khuya, ngủ trưa quá mức và ngủ không đều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học, gây rối loạn giấc ngủ.
  • Lạm dụng thiết bị điện tử: Thói quen dùng thiết bị điện tử để xem phim, giải trí, lướt mạng… sẽ kích thích hệ thần kinh khiến bạn trì hoãn giấc ngủ và hệ quả là ngủ ít hơn.
  • Lệch múi giờ: Những hiện tượng như jet lag, lệch múi giờ là nguyên nhân gián đoạn nhịp sinh học dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.
  • Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều trước giờ ngủ sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, ợ nóng, ợ chua và làm rối loạn giấc ngủ
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ như hen suyễn, trào ngược dạ dày, ung thư, đau xương khớp…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà, thuốc lá …
  • Tuổi tác: Đây là yếu tố phổ biến gây ra tình trạng ngủ ngắn, dễ bị giật mình ở người già. 
  • Lười vận động ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến bạn muốn ngủ nhiều hơn vào buổi trưa và không thể ngủ vào buổi tối.

Ngoài ra, còn có một loại mất ngủ xảy ra ở phụ nữ sau sinh do vết thương hoặc thức khuya chăm con. Các tác nhân trên đây sẽ âm thầm làm rối loạn chu kỳ sinh học  và lấy đi giấc ngủ ngon, liền mạch của bạn. 

Tác hại của mất ngủ đến giấc ngủ

Dù là mất ngủ cấp tính hay mãn tính đều mang đến những hệ lụy không nhỏ với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những tác hại thường gặp của mất ngủ:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tinh thần lờ đờ, không tỉnh táo
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh mãn tính như ung thư, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim
  • Làn da xuống cấp, thiếu sức sống, dễ lão hóa sớm
  • Tâm trạng cáu kỉnh, thay đổi bất thường và dễ dẫn đến trầm cảm
  • Tăng nguy cơ teo não, thoái hóa não
  • Thiếu ngủ dẫn đến kích thích cơ thể thèm ăn gây tăng cân
  • Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng
Chất lượng giấc ngủ kém khiến tinh thần mệt mỏi vào sáng hôm sau
Chất lượng giấc ngủ kém khiến tinh thần mệt mỏi vào sáng hôm sau

>>> Xem thêm: Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, biểu hiện

Cách trị mất ngủ hiệu quả và an toàn

Ngày nay, chất lượng giấc ngủ trở thành vấn đề sức khỏe đáng quan tâm hàng đầu cả gia đình. Khi bị mất ngủ, bạn nên tìm cách cải thiện càng sớm càng tốt đến tránh ảnh hưởng không tốt đến cơ thể lâu dài.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện mất ngủ bạn nên áp dụng:

  • Tìm cách thư giãn tâm trí với hoạt động thiền, tập yoga chữa mất ngủ, nghe nhạc, đọc sách…
  • Tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày và không tập gần giờ ngủ
  • Dùng các loại trà thảo dược giúp ngủ ngon như trà hoa cúc
  • Tạo không gian ngủ thoải mái với ánh sáng vừa phải, nhiệt độ mát mẻ, không gian yên tĩnh
  • Ngưng sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút
  • Ăn uống đủ chất, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ và ăn quá nhiều trước khi ngủ
  • Không sử dụng cà phê, thuốc lá, trà sau 3 giờ chiều
  • Bổ sung dưỡng chất giúp an thần, ngủ ngon nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Trên thị trường sức khỏe giấc ngủ hiện nay, viên uống Dưỡng Tâm An Định Thần Ngon Giấc đang là sản phẩm tiên phong với công thức thảo dược chứa Ginkgo Biloba Phytosome. Chính nhờ ứng dụng công nghệ độc quyền nhập khẩu từ Pháp, dược liệu này phát huy công dụng giải quyết các vấn đề mất ngủ, khó ngủ hiệu quả gấp 3 lần. Sau khi dùng Dưỡng Tâm An, bạn sẽ dễ dàng có giấc ngủ ngon êm ái mà vẫn tỉnh táo khi thức dậy. 

>> Xem thêm: Cây lạc tiên là gì – Công dụng trị mất ngủ vô cùng hiệu quả

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Phương pháp dùng thuốc chữa mất ngủ

Biện pháp dùng thuốc chữa trị chỉ áp dụng cho người mất ngủ nghiêm trọng, không thuyên giảm sau khi dùng các phương pháp không dùng thuốc khác. Bởi vì dùng thuốc chữa mất ngủ dễ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, không tỉnh táo, mệt mỏi.

Các loại thuốc thường dùng để trị rối loạn giấc ngủ là:

  • Thuốc ngủ, an thần, giảm lo âu như bromazepam, alprazolam
  • Thuốc chống trầm cảm như trazodone, doxepin
  • Thuốc kháng histamin như diphenhydramine, doxylamine

Nếu bị mất ngủ, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám chứ không được tự ý mua thuốc ngủ về sử dụng.

Thông qua bài viết trên đây, A&C Pharma đã giải đáp những vấn đề xoay quanh về nguyên nhân và cách điều trị của mất ngủ. Hãy áp dụng những biện pháp trị mất ngủ không dùng thuốc và viên uống thảo dược giúp ngủ ngon để nhanh chóng cải thiện giấc ngủ nhé. Để tham khảo thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe gia đình hay truy cập vào website của A&C Pharma nhé!

>>> Xem thêm: Cây bình vôi trị mất ngủ cực hay có thể bạn chưa biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here