Khó ngủ về đêm – Nguyên nhân và cách điều trị

Khó ngủ về đêm là tình trạng bạn luôn trằn trọc mãi trên giường mà không đi vào giấc ngủ được. Các tác nhân gây mất ngủ, khó ngủ thường xuất phát từ lối sống hàng ngày và cơ thể chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể và tìm ra cách khắc phục hiện tượng khó ngủ, mất ngủ đang gây mệt mỏi cho bạn. 

Nhận biết hiện tượng khó ngủ về đêm

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của chứng khó ngủ về đêm:

  • Thao thức nhiều giờ liền, khó đi vào giấc ngủ dù đêm đã muộn
  • Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc và dễ tỉnh dậy lúc nửa đêm, khó trở lại giấc ngủ
  • Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được
  • Cơ thể thiếu ngủ, uể oải vào sáng hôm sau
Người bị khó ngủ thường xuyên trằn trọc, thao thức nhiều giờ liền
Người bị khó ngủ thường xuyên trằn trọc, thao thức nhiều giờ liền

Xem thêm: Cao bạch quả – Dược liệu hoạt huyết bổ não giúp ngủ ngon

Đi kèm với các triệu chứng khó ngủ là tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và cơ thể như:

  • Luôn cảm thấy thèm ngủ, trí nhớ giảm, khả năng tập trung kém
  • Tâm trạng căng thẳng, lo âu, dễ xúc động
  • Tăng nguy cơ trầm cảm, teo não, đột quỵ, bệnh tim mạch
  • Tăng nguy cơ thay đổi cân nặng thất thường như thừa cân béo phì hoặc gầy yếu
  • Hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị bệnh 

Tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sức khỏe người bệnh.

Những tác nhân hàng đầu gây khó ngủ về đêm

Phát hiện những nguyên nhân gây khó ngủ là bước quan trọng để tìm lại giấc ngủ ngon hàng đêm. Một số tác nhân phổ biến ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như sau:

Thói quen ngủ xấu

Mỗi người đều có chu kỳ sinh học thức – ngủ khác nhau. Nếu nghỉ ngơi theo chu kỳ này, cơ thể sẽ luôn cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo vào ban ngày, dễ ngủ vào ban đêm. Ngược lại, với những thói quen ngủ dưới đây sẽ làm rối loạn chu kỳ sinh học của bạn:

  • Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn 
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Lịch ngủ biến động, hay đi ngủ ở khung giờ không cố định

Ngoài ra, nếu bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chu kỳ ngủ nghỉ của cơ thể cũng sẽ xáo trộn gây khó ngủ.

Xem thêm: Nên ăn gì chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc?

Lối sinh hoạt thiếu lành mạnh

Có nhiều người bị khó ngủ hàng đêm mà không biết rằng những thói quen sinh hoạt chính là “thủ phạm” làm chất lượng giấc ngủ kém đi. Dưới đây là những thói quen xấu bạn nên tránh:

  • Lạm dụng thiết bị điện tử như laptop, điện thoại thông minh gần giờ ngủ
  • Tập thể dục gần sát giờ đi ngủ
  • Lạm dụng chất kích thích, cafein như cà phê, trà, thuốc lá…
  • Ăn quá no gần giờ ngủ
  • Thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn cay
  • Lười rèn luyện cơ thể hàng ngày
Ăn trước khi ngủ có thể gây trào ngược dạ dày khiến cơ thể khó ngủ
Ăn trước khi ngủ có thể gây trào ngược dạ dày khiến cơ thể khó ngủ

Xem thêm: Gợi ý 7 cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Với người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, đường thở sẽ bị tắc nghẽn khoảng 10 giây và gây ra tình trạng thức dậy nửa đêm, khó ngủ trở lại. Hội chứng này thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên, người bị béo phì và sử dụng nhiều rượu bia. Dấu hiệu của hội chứng này là ngủ ngáy, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, đau đầu, thèm ngủ ban ngày. 

Tuổi tác

Có một sự thật thường gặp là càng lớn tuổi, con người sẽ càng khó ngủ. Bởi vì lúc này, cơ chế sản xuất melatonin tự nhiên của cơ thể giảm đi khiến cho người cao tuổi khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh

Một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng phụ ngủ khó ngủ nhiều hơn nam giới là do bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sau tuổi 40. Lượng hormone estrogen trong giai đoạn này suy giảm dẫn đến tình trạng cơ thể bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ dễ dàng. 

Trầm cảm, căng thẳng

Tác hại của mất ngủ gây trầm cảm và trầm cảm gây mất ngủ là một vòng lặp không hồi kết. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu, nồng độ serotonin trong não bộ sẽ giảm thấp xuống dẫn đến hiện tượng khó ngủ, mất ngủ kéo dài.

Thay đổi múi giờ sinh học

Nếu bạn thường xuyên đi công tác hay di chuyển đến nhiều nơi có múi giờ khác nhau thì tình trạng lệch múi giờ là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học tự nhiên khiến cho bạn luôn thao thức, trằn trọc khi đêm xuống. 

Thay đổi múi giờ sinh học có thể gây rối loạn giấc ngủ
Thay đổi múi giờ sinh học có thể gây rối loạn giấc ngủ

Xem thêm: Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngừa tái phát

Bệnh lý liên quan

Khó ngủ là bệnh gì? Đây chắc hẳn là vấn đề nhiều người bị rối loạn giấc ngủ luôn thắc mắc. Trên thực tế, các bệnh lý sau đây có thể gây ra hiện tượng khó ngủ kéo dài:

  • Trào ngược dạ dày
  • Tiểu đường
  • Viêm nhức xương khớp 
  • Rối loạn lo âu
  • Thiểu năng tuần hoàn não…

Bên cạnh những yếu tố trên đây, bạn còn có thể bị khó ngủ do tiếng ồn, không gian ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh.

Cách điều trị khó ngủ về đêm không cần thuốc

Để đẩy lùi khó ngủ về đêm, bạn cần thực hiện thay đổi lối sống sinh hoạt và cả chăm sóc cơ thể. Một số biện pháp hữu hiệu dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn:

Trị khó ngủ bằng mật ong: Mật ong có chứa glucose và fructose giúp điều hòa lượng máu lên não và chữa khó ngủ tốt nhất. Bạn có thể pha 2 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm và uống trước khi ngủ

  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà tâm sen, trà hoa cúc, trà cam thảo, trà gừng sẽ giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn
  • Dùng tinh dầu: Bạn có thể pha vài giọt tinh dầu oải hương, đàn hương vào nước tắm để cải thiện giấc ngủ
  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút trong ngày và cách xa giờ ngủ
  • Tránh xa thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Không nên dùng cà phê, trà sau 3 giờ chiều
  • Ngâm chân nước ấm giúp dễ ngủ

Khó ngủ nên uống thuốc gì?

Ngoài chăm sóc giấc ngủ bằng các liệu pháp trên, bạn có thể dễ dàng ngủ ngon giấc với viên uống thảo dược Dưỡng Tâm An Định Thần Ngon Giấc. Đây là sản phẩm tiên phong kết hợp giữa bài thuốc an thần Đông y và chiết xuất Ginkgo Biloba Phytosome nhập khẩu từ Pháp. Sự kết hợp độc đáo này mang đến hiệu quả gấp hai lần trong việc hỗ trợ điều trị khó ngủ, mất ngủ kinh niên. 

Xem thêm: Bệnh tiền đình là gì? Cách dứt điểm ngăn ngừa tái phát

Các loại thảo dược như lạc tiên, bình vôi, vông nem, đương quy, tâm sen… sẽ phát huy công dụng hoạt huyết, an thần, điều hòa tâm trí và cơ thể giúp bạn dễ ngủ mà không gây tác dụng phụ. Để nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon hàng đêm, bạn nên kết hợp viên uống thảo dược cùng lối sống sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Khó ngủ về đêm là một hiện tượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tư duy và khí sắc con người. Do đó, người bị khó ngủ nên cải thiện chất lượng giấc ngủ càng sớm càng tốt. Hy vọng các biện pháp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Để tham khảo thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe hãy truy cập ngay tại trang web của AC Pharma nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here