Đối diện với những áp lực trong cuộc sống hiện đại, não bộ chúng ta dễ rơi vào tình trạng kiệt sức và dẫn đến suy nhược thần kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc và cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng suy nhược thần kinh dễ nhận biết và cách khắc phục nhanh chóng.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh hay kiệt quệ thần kinh được WHO công nhận là một loại rối loạn tâm thần do chức năng vỏ não làm việc quá sức dẫn đến suy nhược, không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là với đối tượng thường xuyên căng thẳng, người lao động trí óc hoặc làm việc trong môi trường ồn ào, người nghiện rượu và hút thuốc lá nhiều.
Xem thêm: Khó ngủ về đêm – Nguyên nhân và cách điều trị
Căn bệnh này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ để lại nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thể chất. Một số nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh là:
- Áp lực công việc, cuộc sống, gia đình
- Căng thẳng kéo dài
- Thần kinh yếu
- Thiếu dinh dưỡng
- Thường xuyên tiếp xúc với yếu tố kích thích thần kinh như ô nhiễm tiếng ồn
- Lao động trí óc
- Thiếu ngủ, mất ngủ
- Sử dụng rượu bia, cà phê thường xuyên
Triệu chứng suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh tuy không đe dọa tính mạng nhưng để kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thần kinh và thể chất. Dưới đây là các triệu chứng suy nhược thần kinh giúp bạn sớm nhận biết và khắc phục kịp thời.
Rối loạn cảm xúc, tâm trạng thất thường
Một biểu hiện thường thấy ở người suy nhược thần kinh là khó kiểm soát cảm xúc, tâm trạng. Họ trở nên dễ xúc động, nóng giận và ngay sau đó, sẽ cảm thấy ăn năn, tội lỗi, dễ khóc.
Xem thêm: Cao bạch quả – Dược liệu hoạt huyết bổ não giúp ngủ ngon
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Suy nhược thần kinh thường đi kèm với những triệu chứng rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn… Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, trí nhớ kém, suy giảm khả năng tập trung. Thông thường, người bị mất ngủ sẽ tìm đến thuốc an thần, tuy nhiên sẽ dễ gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Xem thêm: Nên ăn gì chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc?
Cơ thể mệt mỏi kéo dài
Dấu hiệu tiếp theo của tình trạng suy nhược này là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi không rõ nguyên do dù đã nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Bên cạnh đó, cơ thể còn có các triệu chứng khác như:
- Đau nhức xương khớp, mỏi cổ, đau thắt lưng
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, người tê mỏi
- Tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp
- Đau tức dạ dày, chán ăn, táo bón, đầy hơi
Tự cô lập, hay né tránh giao tiếp
Khi bị suy nhược thần kinh, não bộ chúng ta sẽ mất đi khả năng điều hòa serotonin. Vì thế, chúng ta sẽ dễ cảm thấy căng thẳng khi tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh và đặc biệt là trước đám đông. Người bệnh lâu ngày sẽ có xu hướng né tránh, tự cô lập bản thân để dành năng lượng xoa dịu căng thẳng. Thế nhưng tình trạng này kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Giảm trí nhớ, mất tập trung
Chức năng vỏ não suy yếu chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, khả năng tập trung và khả năng học điều mới. Chính vì vậy, hiệu suất học tập và công việc của người bệnh sẽ giảm đi.
Rối loạn lo âu
Tình trạng căng thẳng, lo âu quá độ có thể là tín hiệu cảnh báo não bộ đang làm việc quá sức và bị suy nhược thần kinh. Người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái lo sợ, hồi hộp. Tình trạng lo âu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và dẫn đến trầm cảm. Nhiều người bị suy nhược thần kinh nặng còn thường xuyên cảm thấy sợ hãi, lo âu và sống trong bế tắc.
Xem thêm: Gợi ý 7 cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên
Cách khắc phục suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là một loại bệnh lý tâm thần loại nhẹ thường do lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài. Do đó, cách chiến thắng suy nhược thần kinh tốt nhất là bắt đầu từ xây dựng lối sống tích cực và bổ sung dưỡng chất bổ não cho cơ thể.
Dưới đây là một số biện pháp đẩy lùi suy nhược thần kinh bạn nên áp dụng:
- Luôn giữ tâm trạng tích cực, suy nghĩ lạc quan, hạn chế các tác nhân gây căng thẳng
- Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với người thân, bạn bè
- Tập luyện các bộ môn giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể như yoga, thiền, đọc sách…
- Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết
- Khi có dấu hiệu suy nhược thần kinh, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích
- Ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm
- Tập hít thở sâu để xua tan căng thẳng
Suy nhược thần kinh uống thuốc gì?
Bên cạnh những cách trên, bạn cũng nên bổ sung dưỡng chất bổ não từ thảo dược tự nhiên như cao bạch quả, lạc tiên, bình vôi… Thay vì dùng thảo dược sắc nước uống, bạn có thể lựa chọn viên uống Dưỡng Tâm An Định Thần Ngon Giấc chứa hơn 10 thảo dược, hoạt chất quý giúp tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện giấc ngủ ngon.
Xem thêm: Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngừa tái phát
Viên uống chứa Ginkgo Biloba Phytosome – Một dược liệu quý được nhập khẩu từ Pháp mang đến dược hiệu tốt trong việc điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu lên não. Kết hợp cùng thảo dược Đông y như lạc tiên, bình vôi, đương quy… có tác dụng dưỡng tâm an thần, xoa dịu căng thẳng, giảm đau đầu, chóng mặt hiệu quả.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ngoài ra, Dưỡng Tâm An còn có melatonin, GABA giúp rút ngắn thời gian đi ngủ và giúp bạn vào giấc sâu hơn. Hãy ngăn ngừa tổn thương thần kinh với 1 viên uống Dưỡng Tâm An mỗi ngày.
Thông qua bài viết trên đây, A&C Pharma đã cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cần biết về chứng suy nhược thần kinh cũng như cách điều trị sao cho hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng lấy lại não bộ khỏe mạnh, cơ thể dồi dào sức sống.