Rối loạn tiền đình là tình trạng thường gặp ở cả người già và người trẻ. Các biểu hiện điển hình thường là chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng… điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng A&C Pharma tìm hiểu rối loạn tiền đình là bệnh gì ngay dưới đây để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh gây biến chứng lớn cho sức khỏe.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình là bộ phận thần kinh nằm sau ốc tai nắm vai trò giữ cân bằng cho cơ thể trong khi di chuyển và điều chỉnh sự phối hợp của cử động mắt, đầu và thân người… Để thực hiện chức năng thăng bằng, hệ thống tiền đình sẽ tiếp nhận thông tin thông qua dây thần kinh số 8.
>>> Xem thêm: Cây lạc tiên là gì – Công dụng trị mất ngủ vô cùng hiệu quả
Rối loạn tiền đình là tình trạng mất kiểm soát thăng bằng do dây thần kinh số 8 bị tổn thương khiến cho thông tin dẫn truyền sai lệch. Từ đó, dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn và choáng váng. Ngoài ra, tắc nghẽn mạch máu não, thiếu máu não cũng gây rối loạn tiền đình.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Bạn có thể nhận biết rối loạn tiền đình thông qua các triệu chứng đặc trưng của 2 dạng chính sau đây
Rối loạn tiền đình ngoại biên
- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng
- Không giữ được thăng bằng, dễ bị té ngã và mất phương hướng
- Buồn nôn và nôn, ù tai, giảm thính lực
- Da tái xanh, giảm nhịp tim, khó tập trung
Rối loạn tiền đình trung ương
- Chóng mặt dữ dội
- Đi đứng khó khăn, dáng đi loạng choạng
- Rối loạn thị giác, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Rối loạn tâm lý, nhận thức, dễ dẫn đến lo lắng, giảm khả năng chú ý
- Mất phối hợp cơ thể, không thể thực hiện động tác đơn giản như dùng tay chỉ mũi
>>> Xem thêm: Cây bình vôi trị mất ngủ cực hay có thể bạn chưa biết
Triệu chứng của hai dạng rối loạn tiền đình này đôi khi có thể trùng lấp với nhau. Nếu triệu chứng quá nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đơn giản hàng ngày như ăn uống, cầm nắm…
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Vấn đề này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Viêm dây thần kinh tiền đình do thủy đậu, zona, quai bị có thể chóng mặt kéo dài nhiều giờ đến vài tháng
- Các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng ure huyết…
- Viêm tai giữa cấp tính và mãn tính
- Chấn thương đầu
- Rối loạn tuần hoàn máu, mất máu quá nhiều
- Thiểu năng tuần hoàn
- Bệnh Ménière
- Yếu tố liên quan đến môi trường sống như tiếng ồn ô nhiễm, say tàu xe, stress, rượu bia…
Ngoài ra, tuổi tác cũng tăng nguy cơ rối loạn tiền đình cao, đặc biệt là nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên. Cứ trung bình 100 người trên 40 tuổi thì có 35 người bị rối loạn tiền đình.
>>> Xem thêm: Bật mí những sự thật khi có giấc ngủ ngon có thể bạn chưa biết
Đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình
Tình trạng rối loạn tiền đình thường xảy ra phổ biến ở những nhóm đối tượng dưới đây:
- Người cao tuổi: Độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc rối loạn càng tăng. Có khoảng 35% người trên 40 tuổi thường xuyên gặp các biểu hiệu rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, dễ té ngã.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực: Căng thẳng tâm lý có thể tăng kích thích sản sinh cortisol làm tổn thương dây thần kinh số 8, dẫn đến tiền đình bị rối loạn, mất thăng bằng. Chính vì thế, dân văn phòng, lao động trí óc thường dễ gặp tình trạng này.
- Phụ nữ mang thai: Tâm sinh lý thay đổi và cơ thể thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ dễ dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình.
Tình trạng này kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ trầm cảm, chán nản, dễ té ngã gây chấn thương, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến.
>>> Xem thêm: Gợi ý cách ngủ ngon hiệu quả kể cả người khó ngủ
Rối loạn tiền đình nên làm gì?
Nhiều người bị rối loạn tiền đình nên được chăm sóc và điều trị đúng cách để hạn chế ảnh hưởng sinh hoạt lâu dài. Bạn nên kết hợp các phương pháp điều trị chuyên môn cùng cải thiện tại nhà.
Biện pháp can thiệp khi người bệnh có dấu hiệu choáng váng
- Đặt người bệnh ở không gian có ánh sáng nhẹ, yên tĩnh
- Đặt bệnh nhân nằm thấp đầu
- Bù nước điện giải cho bệnh nhân
Phương pháp điều trị chuyên môn
Nếu có dấu hiệu chóng mặt, mất thăng bằng, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để tìm nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị chuyên môn thường được chỉ định:
- Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây rối loạn tiền đình
- Dùng thuốc chống chóng mặt, thuốc an thần, tăng tuần hoàn não
- Phục hồi chức năng tiền đình
- Tiêm thuốc chống nôn
Cách cải thiện rối loạn tiền đình tại nhà
Rối loạn tiền đình thường có thể điều trị nhờ lối sống hàng ngày và cách chúng ta bổ sung dưỡng chất đủ cho cơ thể. Hãy cùng điểm qua các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa nhóm dưỡng chất như chất xơ (rau xanh, cà chua, trái cây…), thực phẩm giàu vitamin B3, B6, C, D…
- Hạn chế thực phẩm chứa chất kích thích không lành mạnh như cà phê, thuốc lá, rượu bia, chất béo.
- Rèn luyện cơ thể hàng ngày kết hợp các bài tập trị rối loạn tiền đình
- Thực hiện các biện pháp thư giãn cơ thể và tâm trạng như thiền, yoga, đọc sách…
- Đảm bảo ngủ đủ và sâu giấc
- Bổ sung các dưỡng chất bổ não, khắc phục tiền đình rối loạn như Ginkgo Biloba, melatonin…
Trên thị trường hiện nay, viên uống Dưỡng Tâm An được nhiều người bệnh rối loạn tiền đình lựa chọn vì chứa công thức cao cấp từ Đông y và Tây y. Đặc biệt là thành phần Ginkgo Biloba (cao bạch quả) được chiết xuất bởi công nghệ Phytosome hiện đại giúp tăng cường tuần hoàn não, nuôi dưỡng tế bào thần kinh và tăng hoạt động não bộ. Nhờ đó, viên uống mang đến hiệu quả gấp 2 lần trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, giảm đau đầu, chóng mặt.
>>> Xem thêm: Những dòng thực phẩm giúp ngủ ngon hiệu quả bất ngờ
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Như vậy, bài viết đã giải đáp được câu hỏi rối loạn tiền đình là gì cũng như nguyên nhân và biểu hiện để nhận biết và phòng ngừa. Bệnh lý này nếu kéo dài có thể gây ra biến chứng não nặng nề, do đó người bệnh cần kết hợp phương pháp điều trị chuyên môn với lối sống lành mạnh và bổ sung đủ dưỡng chất cho não. Hãy liên hệ ngay với AC Pharma nếu bạn đang có dấu hiệu trên đây nhé. Để tham khảo thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe hãy tham khảo ngay tại đây nhé!