Mất ngủ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước đây, bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là từ 60 tuổi. Tuy nhiên, gần đây, hội chứng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn. Trong bài viết này, hãy cùng A&C Pharma tìm hiểu 5 cách trị mất ngủ cho người trẻ nhé!
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ
Có một điều người trẻ ở thời điểm hiện tại ngày càng ngủ ít dần so với các thế hệ trước. Bắt đầu từ sinh viên thức khuya học hành thi cử, cho đến đi làm thì áp lực công việc, stress. Họ rất cố gắng để tiệm cận với ước mơ của mình nhưng lại không giỏi trong việc cân bằng những thứ khác trong cuộc sống.
Đôi khi nhịn ăn, bỏ bữa, thói quen thức đến 2-3 giờ sáng và dậy sớm đi làm,… điều này quả thật tệ với những ai đang thờ ơ với chính sức khỏe, bản thân của mình. Nếu mãi duy trì thói quen này thì không chỉ mất ngủ mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác luôn sẵn sàng xâm chiếm lấy cơ thể của bạn bất cứ lúc nào.
Có rất nhiều lý do để giải mã tại sao người trẻ dễ mắc chứng mất ngủ ở thời điểm hiện tại. Trong đó phần lớn nằm ở những lý do sau:
Áp lực công việc và cuộc sống: Nhiều người trẻ luôn cố gắng nỗ lực cho tương lai nhưng chính điều này đã tự tạo nên 1 áp lực vô hình.
Lạm dụng các thiết bị điện tử: Thói quen thường sử dụng điện thoại trước khi ngủ, bấm máy tính liên tục trước màn hình vi tính,… sẽ khiến hệ thần kinh trung ương mệt mỏi, mắt điều tiết quá nhiều trước ánh sáng xanh gây mất ngủ. Bên cạnh đó sóng wifi cũng kích thích hệ thần kinh gây mệt mỏi, mỏi mắt, đau nhức…
Lạm dụng chất kích thích: Chất kích thích tạo một cảm giác hưng phấn tạm thời cho người trẻ và sau đó những cơn mệt mỏi, lờ đờ sẽ chiếm lấy bạn. Từ đó không còn cảm giác thèm ngủ, khi ngủ sẽ không ngon giấc, dễ mộng mị. Đặc biệt nhiều người trẻ còn coi việc sử dụng các chất kích thích như một thói quen khiến căn bệnh mất ngủ càng khó điều trị.
Nhận thức sai: Đây cũng là một sai lầm mà rất nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức khỏe của mình. Bởi dù có thức đêm thế nào nhưng sang ngày hôm sau vẫn cảm thấy khỏe mạnh, có nhiều trường hợp đã quen với tâm trạng uể oải, dễ mệt nên cũng chẳng thấy bị ảnh hưởng. Đây mới chính là sự nguy hiểm “che mắt” chúng ta, vậy nên hãy tỉnh táo và thay đổi ngay từ bây giờ.
“Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân.”
Để trở nên khỏe mạnh, luôn cần tới sự kiên trì và nỗ lực. Dưới đây là 5 cách mà A&C Pharma tin rằng có thể giúp các bạn lấy lại được giấc ngủ và sức khỏe vốn có của mình!
5 cách trị mất ngủ cho người trẻ
Duy trì lịch ngủ đều đặn
Các bạn có thể cảm thấy muốn thức khuya hoặc ngủ bù, nhưng điều quan trọng là cần phải giữ một lịch trình ngủ đều đặn. Điều này có thể giúp bạn hình thành một thói quen nhất quán, và điều này sẽ trực tiếp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Việc đón ánh nắng buổi sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy cũng sẽ tác động đến đồng hồ sinh học của bạn, điều này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ sớm hơn và duy trì lịch trình ngủ đều đặn.
Điều này đặc biệt quan trọng ở những người trẻ vì melatonin được tiết ra muộn hơn vào ban đêm người lớn tuổi.
Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị thông minh
Nếu có thể, bạn hãy ngưng sử dụng tivi, hệ thống trò chơi điện tử, máy tính, điện thoại và các thiết bị khác trong phòng ngủ hoặc trước khi đi ngủ.
Tiếng ồn và ánh sáng màn hình có thể quá kích thích và khiến não bộ cảm thấy căng thẳng. Điều này có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, cũng như trì hoãn việc giải phóng melatonin.
Tốt nhất, phòng ngủ nên được giữ yên tĩnh, tối, mát mẻ và thoải mái để khuyến khích giấc ngủ.
>> Xem thêm: Ảnh hưởng của ánh sáng tới chất lượng giấc ngủ
Dành vài phút để thư giãn trước khi ngủ
Dành một chút thời gian thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể thử nhiều cách, bao gồm đọc sách, nghe nhạc thư giãn hoặc tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen.
Riêng tôi, tôi cảm thấy thoải mái nhất là nghe một bản nhạc không lời trong khi đọc một vài trang sách.
Hạn chế các tác nhân gây căng thẳng
Hãy để giờ đi ngủ nên là thời gian được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa.
Công việc, deadline hay bất cứ thứ gì khác gây căng thẳng nên được dẹp đi. Điều này bao gồm cả việc ngừng lướt MXH, vì chắc bạn đã biết thừa hành động đó chỉ khiến chúng ta căng thẳng nhiều hơn.
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giữ sức khỏe, nhưng nên tránh tập gần giờ đi ngủ. Nếu không, nó có thể khiến bạn quá tỉnh táo để chìm vào giấc ngủ.
Tương tự như vậy, ăn khuya có thể làm gián đoạn giấc ngủ và có thể gây ợ chua, dẫn đến khó chịu ở ngực và cổ họng. Bữa tối hoặc bữa ăn nhẹ nên được ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tốt nhất là vài giờ trước khi đi ngủ.
Caffeine, nicotin và rượu đều có liên quan đến chứng mất ngủ và thức giấc thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ. Sôcôla, soda, trà, cà phê và nước tăng lực đều có thể chứa caffein, một chất kích thích làm tăng hoạt động của não.
>> Xem thêm: Bí quyết giúp bạn ngủ ngon ngay cả khi căng thẳng
Hãy đặt ưu tiên cao hơn cho giấc ngủ
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là nhận ra tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe của chính bạn. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc và chất lượng cuộc sống nói chung. Ngủ không đủ ngủ giấc thậm chí còn có thể khiến bạn dễ bị tai nạn hơn – đừng quên điều đó!
>>> Theo dõi trang Fanpage của chúng tôi để biết thêm thông tin về cách bạn có thể đạt được giấc ngủ ngon mỗi đêm, đồng thời bạn cũng có thể tham gia trò chuyện và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ của A&C Pharma.
Nguồn dữ liệu:
- Owens JA, Weiss MR. Insufficient sleep in adolescents: causes and consequences. Minerva Pediatr. 2017;69(4). doi:10.23736/S0026-4946.17.04914-3
- Centers for Disease Control and Prevention. Effects of light on circadian rhythms.
- Michigan Medicine. 10 tips to help your teen sleep better.
- Hale L, Guan S. Screen time and sleep among school-aged children and adolescents: a systematic literature review. Sleep Med Rev. 2015;21:50-58. doi:10.1016/j.smrv.2014.07.007
- Nemours TeensHealth. Common sleep problems.
- American Sleep Association. Late night snacking and its effect on sleep.
- Garcia AN, Salloum IM. Polysomnographic sleep disturbances in nicotine, caffeine, alcohol, cocaine, opioid, and cannabis use: a focused review: polysomnographic changes in substance use. Am J Addict. 2015;24(7):590-598. doi:10.1111/ajad.12291
- Kansagra S. Sleep disorders in adolescents. Pediatrics. 2020;145(Supplement_2):S204-S209. doi:10.1542/peds.2019-2056I
- National Center for Complementary and Integrative Health. Melatonin: what you need to know.
- U.S. National Library of Medicine. Insomnia.