Lợi ích của tập thể dục với hội chứng chân không yên

Lợi ích của tập thể dục với hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (RLS) là một chứng rối loạn thần kinh gây ra cảm giác khó chịu ở chân và khiến bạn không thể cưỡng lại được sự thôi thúc muốn di chuyển chúng. Thật không may, các triệu chứng có xu hướng trở nên trầm trọng hơn vào ban ngày và ban đêm, khi bạn đang cố gắng ngủ.

Theo Tổ chức Hội chứng Chân không yên, mặc dù các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục và giãn cơ vừa phải dường như làm giảm các triệu chứng của bệnh

Tuy nhiên mức độ và loại bài tập bạn thực hiện sẽ phụ thuộc vào giới hạn sức khỏe và thể chất của bạn, tiến sĩ Krishna M. Sundar, giám đốc y tế của Trung tâm Sleep-Wake tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake, lưu ý.

Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, điều này có thể tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức, tâm trạng, chất lượng cuộc sống tổng thể và sức khỏe thể chất của bạn.

Tại sao bạn nên tập thể dục nếu bạn mắc hội chứng chân không yên

Theo tiến sĩ/bác sĩ Schmetterer, tập thể dục làm tăng lưu lượng máu và đặc biệt quan trọng là cải thiện sự hồi lưu của tĩnh mạch (tốc độ máu chảy ngược qua tĩnh mạch về tim). Nhưng tại sao điều đó lại quan trọng đối với những người mắc hội chứng chân không yên?

Đó là vì hội chứng này thường liên quan đến suy tĩnh mạch, một tình trạng trong đó các tĩnh mạch ở chân không gửi máu về tim với tốc độ bình thường. Schmetterer cho biết: “Bằng cách tập thể dục, di chuyển các cơ và giãn cơ, bạn đang tạo ra một cơ chế bơm giúp cải thiện lưu lượng máu ra khỏi chân và giảm các triệu chứng suy tĩnh mạch”.

Theo ông việc tập thể dục cũng giúp tăng cường giải phóng dopamine, được gọi là “hormone tạo cảm giác dễ chịu”. Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia, hội chứng chân không yên có thể liên quan đến vấn đề về cách não của bạn quản lý dopamine, đó là lý do tại sao một số loại thuốc điều trị tình trạng này bắt chước tác dụng của dopamine trong não của bạn.

Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp kích thích giải phóng endorphin, một loại thuốc giảm đau và nâng cao tâm trạng, đồng thời giúp giảm bớt sự khó chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cần lưu ý rằng tâm lý căng thẳng, lo lắng và trầm cảm đều được biết là làm trầm trọng thêm các triệu chứng bồn chồn ở chân.

Cuối cùng, tập thể dục được biết là có tác dụng cải thiện giấc ngủ nói chung. Schmetterer nói: “Nếu bạn tập thể dục, bạn có thể ngủ ngon hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn”.

8 mẹo để tối ưu hóa việc tập thể dục khi bạn mắc hội chứng chân không yên

1. Bắt đầu với những bài tập vừa phải và cố gắng duy trì lâu dài

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2023 trên Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ cho thấy những người mắc hội chứng chân không yên có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong thói quen tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ đường dài hoặc tập quá sức khi bắt đầu sẽ thường bỏ cuộc sớm và hầu như sẽ luôn bị tái phát các triệu chứng.

Ngược lại, những người tuân theo một hình thức tập nhất quán, phù hợp với thể chất đã cải thiện được các triệu chứng của bệnh.

2. Tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ

Tiến sĩ Phyllis Zee, giáo sư thần kinh học và trưởng khoa y học về giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết mặc cho những lợi ích của tập thể dục nhưng bạn cũng nên tránh cường độ cao gần giờ đi ngủ.

Việc tập luyện sát giờ ngủ sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, và do đó sẽ mất nhiều thời gian để cơ bắp thư giãn trước khi thực sự chìm vào giấc ngủ.

3. Mang tất chống suy giãn tĩnh mạch khi tập luyện

Những chiếc tất này phối hợp với cơ bắp của bạn để bơm máu ra khỏi tĩnh mạch ở chân và giữ cho máu không tụ lại ở đó. Schmetterer cho biết máu đông có thể góp phần gây ra các triệu chứng bồn chồn ở chân.

4. Chọn bài tập vừa phải

Nghiên cứu cho thấy rằng các chương trình tập thể dục vừa phải hoặc nhẹ trong ngày có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Tiến sĩ Zee cho biết: “Nói chung, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên tham gia các bài tập có tác động thấp hơn như đi bộ, chạy nhẹ và yoga”. “Các loại bài tập liên quan đến kéo giãn và linh hoạt có xu hướng tốt.”

5. Bao gồm các động tác kéo giãn phần thân dưới trong thói quen tập thể dục của bạn

Schmetterer khuyên bạn nên thử các bài tập khác nhau để xem cách nào phù hợp nhất với bạn. Một số vùng cần chú ý bao gồm hông, bắp chân và đùi trước.

6. Biến việc tập thể dục thành thói quen hàng ngày

Schmetterer cho biết hầu hết những người mắc hội chứng chân không yên nên tập thể dục vừa phải ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày. Tất nhiên là ở cường độ vừa phải thôi nhé.

7. Lắng nghe cơ thể bạn

Schmetterer cảnh báo, hãy chú ý đến cơ thể của bạn và tránh các hoạt động khiến khớp của bạn bị tổn thương, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chân không yên. Hãy ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau, khó thở hoặc tức ngực và đến gặp bác sĩ.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như bệnh tim mạch hoặc hô hấp. Schmetterer nói: “Nếu bạn có sức khỏe nhìn chung tốt nhưng có thể bạn chưa vận động nhiều như mong muốn thì bạn có thể bắt đầu dần dần và tăng cường hoạt động”.

8. Massage

Mặc dù không phải là tập thể dục về mặt kỹ thuật, nhưng một cách khác để cải thiện hội chứng chân không yên là xoa bóp cơ bắp chân. Zee nói: “Nó làm tăng lưu thông máu ở chi dưới của bạn.

Theo dõi trang Fanpage của chúng tôi để biết thêm thông tin về cách bạn có thể đạt được giấc ngủ ngon mỗi đêm, đồng thời bạn cũng có thể tham gia trò chuyện và nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ của A&C Pharma.

Nguồn Everyday Health

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here