NGUY CƠ BÙNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

ThS.BS Nguyễn Đình Quy – Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết: “Trong 4 tháng đầu năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận 2.006 lượt khám sốt xuất huyết, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 154 ca nặng cần cấp cứu chiếm 17% số ca nhập viện. Tới nay số ca nhập viện và trở nặng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.” Có hơn 11 ca tử vong.

Theo ý kiến của các chuyên gia dịch tễ, cứ 4-5 năm thì sốt xuất huyết Dengue lại bùng lên thành dịch 1 lần. Đợt dịch sốt xuất huyết lớn nhất tại TP.HCM gần đây là vào năm 2019 và có tới 65.000 ca.

Nhiều phụ huynh đang nhầm lẫn Sốt Xuất Huyết với các bệnh lý khác nên điều trị sai cách, để lại hậu quả không lường.

Hãy cùng A&C Pharma tìm hiểu thêm về Sốt Xuất Huyết và cách cùng gia đình vượt qua một cách an toàn nhé!

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, thường diễn ra vào mùa mưa ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh lây lan nhanh bởi muỗi. Sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, người bị chủng nào sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó nhưng hoàn toàn có khả năng bị mắc phải các chủng còn lại.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết?

Triệu chứng nhẹ thường là sốt cao đột ngột 39-40 độ, kéo dài và khó hạ. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như đau đầu, đau hốc mắt dữ dội.

Triệu chứng nặng kèm theo các dấu hiệu xuất huyết như chấm đỏ ngoài da, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Có trường hợp kèm đau bụng, chân tay lạnh, người vật vã. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng khá đa dạng nhưng nhìn chung, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn ủ bệnh: người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng, thường từ 4 – 7 ngày, cũng có thể đến 2 tuần.
  • Giai đoạn phát bệnh: Khởi phát đột ngột, sốt cao trên 39 độ, kéo dài và khó hạ, kéo dài 1-3 ngày. Các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ kèm nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Giai đoạn nguy hiểm: Khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Triệu chứng trở nặng, dấu hiệu có thể thấy: xuất huyết dưới da ở chân, tay, bụng, đùi. Nặng hơn nữa là tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não, rất nguy hiểm.
  • Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn trên, người bệnh sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, bắt đầu thèm ăn. Số lượng tiểu cầu cũng tăng dần, người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Tại sao sốt xuất huyết đáng sợ cần chú ý đề phòng?

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, ở Việt Nam ta cũng chưa đưa vào tiêm chủng phòng ngừa sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết có triệu chứng ban đầu là nóng, sốt và có phát ban chấm đỏ, tuy nhiên dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với sốt do các bệnh khác khiến người dân chủ quan.

Các loại sốt thường gặp là: sốt do phát ban, sốt do Covid-19, Sốt do cúm A/H1N1, sốt trong bệnh tay chân miệng, sốt rét, sốt thông thường.

Tuy nhiên, A&C Pharma sẽ chia sẻ cùng chị em cách phân biệt 2 loại sốt thường gặp nhất trong thời điểm hiện tại và dễ gây nhầm lẫn nhất.

Làm sao phân biệt sốt xuất huyết và sốt do phát ban?

Cách đơn giản nhất là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban, còn nếu vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là sốt xuất huyết

Hai tiêu chuẩn để nghĩ đến sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột và xuất huyết. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng máu tăng.

Làm sao phân biệt sốt xuất huyết và sốt do nhiễm Covid-19?

Với tình hình hiện nay thì người dân rất dễ nhầm lẫn giữa Sốt do Covid-19 và Sốt do Sốt Xuất Huyết. Dù đã qua thời kì đỉnh dịch và tạo thành miễn dịch cộng đồng, ít gây ra những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng và phần nào người dân đang lơ là.

Sốt xuất huyết và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh), tuy nhiên khác nhau ở các triệu chứng đi kèm và diễn biến của sốt.

  • Sốt xuất huyết:

– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày liền.

– Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

– Ban xung huyết và/ hoặc xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ tiêm, chảy máu cam, nôn ra máu.

  • Sốt do Covid-19:

– Sốt (≥ 37,5 độ C), ở trẻ em khởi phát thường sốt cao (≥ 38,5 độ C) trong 2 ngày đầu sau đó tự hết sốt.

– Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người.

– Cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi.

– Ho, hụt hơi hoặc khó thở.

– Mất vị giác hoặc khứu giác.

– Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

– Các triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Trong tình hình hiện tại, vấn đề đồng nhiễm có khả năng cao sẽ kết hợp cùng nhau khiến bệnh nhân có nguy cơ trở nặng, thậm chí tử vong cao hơn nếu hai bệnh cùng biến chứng nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng nào biểu hiện bệnh nguy hiểm cần đưa đi bệnh viện?

– Xuất huyết: chấm đỏ trên da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt bất thường

– Đau bụng dữ dội, liên tục nôn

– Người sốt cao li bì, rối loạn ý thức

– Khó thở, chân tay lạnh, xanh tím.

Khi bị những triệu chứng này thì nên lập tức đưa người bệnh đến cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.

Làm sao để cải thiện tình trạng sốt xuất huyết?

Như đã chia sẻ, Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và vaccine. Nhưng người bệnh có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng như Acetaminophen (hạ sốt, giảm đau), Oresol (bù nước, bù điện giải,…) kết hợp các sản phẩm tăng cường đề kháng, ức chế virus hiệu quả.

Việc tăng đề kháng rất quan trọng đối với các bệnh virus vì vừa giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh, vừa giúp giảm biến chứng, triệu chứng khi mắc bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

Trong đó, Xuyên tâm liênVitamin C chính là 2 ứng viên hàng đầu trong việc tăng cường đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa an toàn, không có tác dụng phụ, dùng được cho cả trẻ nhỏ mà còn tác dụng tốt.

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường chán ăn, nên có thể bổ sung vitamin C qua đường uống dạng viên. Bổ sung lượng từ 500-2.000mg vitamin C mỗi ngày.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết tại nhà

– Muỗi là nguyên nhân gây truyền nhiễm và bùng dịch. Nên cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp máng thoát nước thường xuyên, không để đọng nước.

– Mắc màn khi ngủ, bôi kem, mặc đồ dài tay phòng muỗi đốt

– Ăn uống đủ dinh dưỡng

– Sử dụng Combo Xuyên tâm liên + Vitamin C để hỗ trợ phòng ngừa và tăng cường đề kháng

(Mua combo sản phẩm tại đây: https://tongdailyacpharma.com/combo-vien-uong-xuyen-tam-lien-dong-trung-linh-chi-ac-pharma-vien-uong-tang-cuong-de-khang-vitamin-c-3in1-ac-pharma/ )

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại tin nhắn để được A&C Pharma giải đáp thắc mắc nhé. Theo dõi website để được cập nhật tin tức và kiến thức bổ ích về sức khoẻ thường xuyên!!!

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giới hạn kích thước file ảnh: 1 MB. Drop files here